Dắt túi kinh nghiệm du lịch Bái Đính từ A-Z

Chùa Bái Đính là điểm du lịch tâm linh với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi. Nơi đây thu hút lượng lớn khách du lịch đến với vùng đất cố đô Hoa Lư mỗi năm. Để có một chuyến đi trọn vẹn, hãy cùng tham khảo thêm những kinh nghiệm du lịch Bái Đính tại bài viết dưới đây nhé!

Tạm quên đi những lo toan, xô bồ thường ngày để đến đến với chùa Bái Đính, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác yên bình, thanh tịnh của đất Phật. Đồng thời được chiêm ngưỡng những kiến trúc kỳ vĩ, nguy nga và cảnh sắc say đắm lòng người.

Kinh nghiệm du lịch Bái Đính
Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính nằm ở đâu?

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa tọa lạc trên núi Bái Đính, thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa cách thành phố Ninh Bình 12km và cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc. Khu quần thể chùa Bái Đính có khuôn viên có diện tích lên tới 539 ha, bao gồm 80ha khu chùa Bái Đính mới và 27 ha khu chùa Bái Đính cổ. Đây là địa điểm thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch mỗi năm.

Thời gian thích hợp nhất để đi du lịch Bái Đính

Thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Lúc này thời tiết mùa xuân ấm áp, bạn có thể kết hợp du xuân, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở Bái Đính và Tràng An. Lưu ý rằng đây là mùa du lịch lễ hội cao điểm, rất đông khách tham quan ghé thăm nên hay xảy ra tình trạng quá tải. Do vậy nếu bạn không thích phải bon chen thì có thể lựa chọn những khoảng thời gian khác trong năm để tham quan chùa.

Mùa xuân là thời điểm du khách đến với Bái Đinh đông nhất
Chùa Bái Đính thu hút lượng khách lớn vào tháng 1-3 hàng năm

Hướng dẫn cách di chuyển từ Hà Nội đến chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cách Hà Nội khoảng 96km, tử Hà Nội bạn có nhiều cách để di chuyển đến đây. Đó là:

    • Di chuyển bằng xe máy: Bạn di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Ninh Bình. Sau đó, bạn đi theo biển chỉ dẫn để đến di chuyển đến chùa Bái Đính.
    • Di chuyển bằng xe khách: Bạn bắt các chuyến xe khách đi Ninh Bình tại bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình với giá vé khoảng tầm 70.000 – 80.000 VNĐ/ người. Bạn dừng chân ở bến xe Ninh Bình sau đó bắt xe bus hoặc taxi khoảng 130.000 VNĐ/lượt để đến chùa Bái Đính.
    • Di chuyển bằng tàu hỏa: Bạn lên tàu từ Hà Nội và xuống ga Ninh Bình với giá vé dao động từ 70.000 – 120.000 VNĐ/người (tùy theo hạng chỗ ngồi). Sau đó, bạn đi xe bus hoặc bắt taxi để đến Bái Đính.

Cập nhật giá vé tham quan 2023

    • Vé vào cổng chùa Bái Đính: Miễn phí
    • Giá vé xe điện tham quan Bái Đính: 30.000 VNĐ/ người/ lượt.
    • Giá vé gửi xe máy: 20.000 VNĐ/ xe
    • Vé tham quan Bảo Tháp: 50.000 VNĐ/1 người.
    • Dịch vụ thuê hướng dẫn viên: 300.000 VNĐ/1 hướng dẫn viên/1tour.

Gợi ý các điểm tham quan thú vị

Khu quần thể chùa Bái Đính bao gồm chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới với những địa điểm hấp dẫn dưới đây.

Chùa Bái Đính cổ

Quần thể chùa Bái Đính cổ gồm những công trình được xây dựng từ trước năm 2005, dưới thời nhà Lý, nhà Đinh, Tiền Lê. Tại đây có những điểm tham quan đáng chú ý dưới đây.

Đền thờ thánh Nguyễn

Ngôi đền thờ thánh Nguyễn được xây dựng theo thế “tựa núi nhìn sông”. Bên trong đền đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Ông nổi tiếng là một danh ý chuyên bốc thuốc cứu chữa cho người dân. Không chỉ thế ông còn được tôn là tổ sư của nghề đúc đồng.

Đền thờ Thánh Nguyễn là địa điểm nhất định không thể bỏ qua khi du lịch chùa Bái Đính
Ban thờ Thiền sư Minh Không tại đền thờ Thánh Nguyễn

Giếng Ngọc

Giếng Ngọc có đường kính khoảng gần 30m, độ sâu khoảng 6m với diện tích lên tới 6000m2, bốn góc là 4 lầu bát giác. Theo truyền thuyết, nước ở Giếng Ngọc được Thiền sư Nguyễn Minh Không dùng sắc thuốc để chữa bệnh cho nhà vua và người dân.

Giếng Ngọc có đường kính lên đến 30m
Giếng Ngọc

Hang Sáng, Động Tối

Để lên được hang động ở núi Bái Đính, du khách phải vượt qua 300 bậc thang, đi qua cổng Tam Quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là đến ngã ba, bên phải là Hang Sáng thờ Phật và Thần, còn bên trái là Động Tối thờ Mẫu và Tiên.

Hang Sáng, Động Tối tại khu quần thể chùa Bái Đính
Động Tối lung linh huyền ảo

Đền thờ thần Cao Sơn

Đền thờ thần Cao Sơn được xây dựng từ thời nhà Đinh (968 – 980), theo sử sách thì đây chính là nơi Đinh Bộ Lĩnh sống khi còn nhỏ. Đền này thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm.

Đền thờ thần Cao Sơn thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm
Đền thờ thần Cao Sơn

Chùa Bái Đính mới

Chùa Bái Đính mới có tổng diện tích hơn 80 ha và nổi bật với một số địa danh nhất định du khách phải ghé qua như:

Tháp Chuông

Tháp Chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ với kiến trúc mô phỏng theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác. Tháp có 3 tầng với mái cong hẹp dần và được lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm.

Tháp Chuông có kiến trúc mô phỏng theo kiểu tháp chuông cổ
Tháp Chuông – Bái Đính

Tượng phật Di Lặc Bái Đính

Tượng Phật Di Lặc được đặt trên đỉnh đồi cao nhất trong quần thể chùa Bái Đính. Đây là bức tượng được đúc bằng đồng lớn nhất Việt Nam, nặng khoảng 80 tấn và cao 10m. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh chùa Bái Đính từ trên cao.

Tượng phật Di Lặc được đặt trên đỉnh đồi cao nhất trong quần thể chùa Bái Đính
Tượng phật Di Lặc Bái Đính là bức tượng được đúc bằng đồng lớn nhất Việt Nam

Hành lang La Hán

Hành lang La Hán được thiết kế bằng gỗ, bao gồm tổng cộng 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan với nhau. Hành lang này có chiều dài lên đến 1052m với 500 bức tượng các vị La Hán được làm từ đá xanh nguyên khối nặng khoảng 4 tấn được đặt dọc hành lang

Tháp Xá lợi Phật

Khi đi bộ qua hành lang La Hán, bạn sẽ nhìn thấy tòa Bảo Tháp – Tháp Xá lợi Phật ở phía Tây điện Tam Thế của chùa Bái Đính. Đây là tòa Bảo Tháp cao nhất Đông Nam Á, được xây dựng với 13 tầng, chiều cao lên đến 100m. Đây chính là nơi lưu giữ Xá lợi Phật từ Ấn Độ và Miến Điện

Gợi ý các điểm du lịch gần chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính tọa lạc ở trung tâm thành phố Ninh Bình, là một vị trí vô cùng đắc địa. Từ đây, bạn có thể dễ dàng ghé thăm các địa điểm tham quan khác, đó là:

Điểm du lịch Khoảng cách 
Cố đô Hoa Lư 9 km
Tràng An Ninh Bình 11 km
Hang Múa 15.9 km
Tam Cốc – Bích Động 26 km

Một số vấn đề lưu ý khi đi tham quan chùa Bái Đính

Khi đi chùa, các bạn cần chú ý các vấn đề dưới đây:

    • Để thuận tiện cho việc di chuyển, bạn nên mang theo giày thể thao.
    • Nên mặc những trang phục lịch sự khi đi vào chùa.
    • Nếu muốn mua đồ lưu niệm và đặc sản thì nên xuống chân núi mua sẽ rẻ hơn rất nhiều
    • Nên mang theo một chiếc ô gấp nhỏ dự phòng vì dịp đầu xuân thường hay có mưa phùn
    • Đừng quên mang theo tiền lẻ khi đi lễ chùa. Chú ý khi để tiền thì nên để đúng vào các hòm công đức, tránh bỏ lên các tượng phật làm ảnh hưởng đến mỹ quan của chùa.

Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thêm hành trang để có một chuyển đi thật sự ý nghĩa và nhiều niềm vui.