Yên Tử nổi tiếng là “cái nôi của Phật Giáo” linh thiêng thu hút đông đảo du khách đến chiêm bái hàng năm. Với những ai lần đầu du lịch chùa Yên Tử có lẽ sẽ rất quan tâm lịch trình và kinh nghiệm đi chùa, ăn gì, ở đâu, cần sắm lễ gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới cho bạn tất tần tật những điều cần biết khi đến đi chùa Yên Tử.
I. Giới thiệu về chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử không chỉ là ngôi chùa cổ linh thiêng được nhiều du khách thường tới vào mỗi dịp đầu xuân cầu bình an mà còn là địa điểm vãn cảnh tuyệt vời với cảnh thiên nhiên hữu tình.
1. Chùa Yên Tử ở đâu?
Chùa Yên Tử nằm trên dãy núi Yên Tử trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Cao nhất là đỉnh Yên Tử cao 1.068m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Đông Triều. Và nằm trên đỉnh cao nhất đấy chính là ngôi chùa Đồng Yên Tử cổ kính.
Khu di tích Yên Tử là nơi quy tụ các di tích lịch sử, công trình văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng, luôn thu hút những đôi chân đến khám phá. Trên chuyến đi hành hương về “đất tổ Phật Giáo Việt Nam” bạn sẽ băng qua những am tháp, bia chùa nép mình giữa các rừng cây trúc đại thụ, rừng trúc…
Chính xác địa chỉ chùa Yên Tử nằm ở đâu, bạn có thể search google map vị trí sau: thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
2. Lịch sử chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử được biết là trung tâm Phật giáo của cả nước, được xây dựng qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Sự tích chùa Yên Tử theo dân gian truyền lại vào thời vua Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ngài đã xuất gia tu hành tìm về cõi Phật ở núi Yên Tử. Rất nhiều cung tần mỹ nữ đi theo khuyên ngài trở về nhưng không được nên họ đã lao mình xuống suối tự vẫn. Vì thương cảm cho họ nên vua Trần Nhân Tông đã lập ngôi chùa siêu độ, giải oan cho họ, từ đó Giải Oan là tên của con suối và ngôi chùa ở Yên Tử.
Từ Giải Oan Cốc đi lên núi khá cao và dốc, con đường mỗi lúc càng khó đi hơn, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hệ thống chùa, am, tháp. Ngày lấy pháp hiệu Hương Vân đại đầu đà, hàng ngày giảng đạo cho chư tôn và tăng ni tới nghe, thu thập được nhiều đệ tử, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm – dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chùa Yên Tử thờ ai? Đây là nơi Phật Hoàng Nhân Tông tu hành đắc đạo, nên chùa Yên Tử thờ Phật tổ Thiền Phái Trúc Lâm vua Trần Nhân Tông – vị vua anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.
3. Kiến trúc chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét? Nói đến chùa Yên Tử là nhắc đến ngôi chùa Đồng nổi tiếng nằm trên đỉnh Yên Sơn với độ cao 1068m so với mực nước biển. Đây là nơi Phật Hoàng Nhân Tông cùng nhiều vị thiền sư tu tập.
Ngôi chùa có một kiến trúc vô cùng độc đáo, mang hình dáng của một đóa sen khổng lồ, chùa Đồng tọa lạc chính giữa đài sen. Kiến trúc chùa Đồng Yên Tử đặc trưng với phong cách thời nhà Trần, với phần mái vươn ra tứ phía tạo thành hiên, bên dưới bức vách trang trí hoa văn dải hình lá lật.
Theo lịch sử chùa Yên Tử, Chùa Đồng được xây dựng vào thế kỷ XVII Hậu Lê, ban đầu là một khám nhỏ bằng đồng với phần mái lớp toàn bằng đồng, đúc tượng đồng. Tuy nhiên trải qua bao năm tháng, mùa mưa bão đã khiến khám đồng bị quật ngã, chỉ còn tàn tích trên nền móng cũ. Chùa nhiều lần được tôn tạo đúc đồng nhưng cho đến vài thập niên gần đây các Phật tử công đức, chùa được xây mới trên nền móng cũ. Đúc đồng với trọng lượng 70 tấn. Trong chùa thờ tượng Phật Thích ca Mâu Ni ngự trên đài sen và Trúc Lâm Tam Tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.
Chùa yên tử bao nhiêu bậc? Với vị trí cao như vậy, tổng chiều dài lên chùa Đồng Yên Tử là 6000m, đi qua hàng ngàn bậc đá và đường rừng núi, bạn sẽ mất khoảng 6 giờ đi bộ liên tục.
II. Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử
Chắc hẳn với nhiều người lần đầu đến đất Phật sẽ khá băn khoăn về lịch trình, ăn gì, ở đâu, đi lại ra sao, cần chuẩn bị những gì. Với những kinh nghiệm đi chùa Yên Tử dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
1. Thời điểm đi chùa Yên Tử
Theo kinh nghiệm đi chùa Yên Tử của nhiều người, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua lễ hội chùa Yên Tử. Lễ hội chùa Yên Tử vào ngày nào? Từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch. Đây chính là cao điểm của du lịch Yên Tử, tiếp đón đông đảo du khách từ thập phương đến chiêm bái, du xuân. Du khách không chỉ chìm đắm trong không khí linh thiêng của đất Phật, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.
Lễ hội Yên Tử có gì đặc sắc? Đây là lễ hội lớn nhất ở Quảng Ninh, được tổ chức long trọng nhằm tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn Phật tử, con hương và du khách từ mọi miền về đây tham dự, cầu mong cho một năm mới an lành, vạn sự may mắn. Bên cạnh lễ hành hương, lễ hội Yên Tử còn tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc như các trò chơi dân gian, hay các màn trình diễn nghệ thuật độc đáo như võ thuật cổ truyền, nghệ thuật múa rồng…
Tuy nhiên nếu bạn ngại chốn đông đúc, có thể đi sau tháng 3 Âm Lịch để cảm nhận vẻ đẹp thanh tịnh của chốn bồng lai tiên cảnh nơi đây.
Một số ngày lễ chính tổ chức ở Yên Tử bạn nên lưu lại để trải nghiệm nhé:
- Ngày Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang vào 23 tháng Giêng âm lịch
- Ngày Giỗ Thiền sư Chân Nguyên vào 18 tháng Hai âm lịch
- Ngày Giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa vào mùng 3 tháng Ba âm lịch
- Ngày Đại lễ Phật Đản vào 15 tháng Tư âm lịch
- Ngày Đại lễ Vu Lan vào 15 tháng Bảy âm lịch
- Ngày Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông vào mùng 1 tháng Mười Một âm lịch.
2. Chi phí đi chùa Yên Tử là bao nhiêu?
Giá vé cáp treo chùa Yên Tử
Ngày nay đi chùa Yên Tử, việc di chuyển lên núi không còn là vấn đề khó khăn nữa khi mà bên cạnh leo núi còn có cáp treo để bạn lựa chọn trải nghiệm. Và giá cáp treo chùa Yên Tử cũng trở thành mối quan tâm của nhiều người.
Bảng giá vé cáp treo chùa Yên Tử theo các tuyến:
Tuyến | Giá vé |
Giải Oan – Yên Hoa |
|
Một Mái – An Kỳ Sinh | |
Chùa Ngọa Vân |
|
Lưu ý: Cáp treo chùa Yên Tử miễn phí vé dành cho các tăng ni phật tử, người cao tuổi trên 70, trẻ em dưới 1m2, thương binh.
Giá vé xe đến chùa Yên Tử từ Hà Nội
Chùa Yên Tử cách Hà Nội khoảng 130km, bạn có thể lựa chọn xe oto cá nhân hoặc thuê xe dịch vụ, xe khách để khởi hành đi Yên Tử.
Đi từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách ở bến xe Mỹ Đình, Lương Yên, hoặc Giáp Bát. Các tuyến xe chạy tuyến Hà Nội – Hạ Long đều qua Yên Tử. Xe Limousine 9 chỗ hoặc 11 chỗ của các hãng xe có mức giá khoảng 220.000đ/ chiều/ người.
Giá vé và dịch vụ tại khu du lịch Yên Tử
Bên cạnh đó bạn cũng cần chi trả một số phí dịch vụ khi ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển ở khu du lịch chùa Yên Tử với các khoản như:
- Xe điện di chuyển từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10.000đ/ người/ lượt
- Xe bus 16 chỗ từ điền Trình vào Yên Tử: 20.000đ/ người/ lượt
- Nhà nghỉ gần chùa Yên Tử có 2 loại là phòng tập thể khoảng 100.000đ – 180.000đ/ giường, phòng riêng khoảng 150.000đ – 500.000đ/ phòng
- Dịch vụ ăn uống có giá khoảng 40.000đ – 80.000đ/ suất ăn (có cả ăn chay và ăn mặn bạn có thể lựa chọn)
Như vậy chi phí đi chùa Yên Tử 1 ngày sẽ khoảng từ 600.000đ/ người – 1.200.000đ/ người tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.
3. Đi chùa Yên Tử từ Hà Nội
Chùa Yên Tử ở đâu? Chùa Yên Tử nằm ở tỉnh nào? Nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 130km, nhưng di tích chùa Yên Tử lại ở khu vực tiếp giáp với 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang nên bạn có thể di chuyển theo 2 hướng:
- Hướng dẫn đi Đông Yên Tử: Với hướng này điểm đến của bạn sẽ là chùa Trình Yên Tử. Bạn có thể lựa chọn các cung đường đi qua cao tốc Hải Phòng – Hà Nội hoặc Quốc Lộ 18 để di chuyển đến thành phố Uông Bí – Quảng Ninh. Đây là cung đường bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ôtô cá nhân hoặc xe khách…
- Hướng đi Tây Yên Tử: Điểm đến của hướng này chính là Am Ngọa Vân. Trước đây khu vực này đi lại khá vất vả, nhưng gần đây hệ thống cáp treo hoàn thành, nên cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư, giúp du khách đi lại thuận tiện hơn. Xuất phát từ Hà Nội đi chùa Yên Tử bạn sẽ đi cung đường QL18 – Chí Linh – Sao Đỏ – Đông Triều để đi đến đền An Sinh và tiếp tục di chuyển đến ga cáp treo đi Ngọa Vân.
Đi chùa Yên Tử qua hai chặng bạn đều có thể sử dụng phương tiện cá nhân hay phương tiện công cộng. Nếu lựa chọn phương tiện công cộng để đến chùa Yên Tử bạn chỉ cần mua vé đi Quảng Ninh và xuống ở các điểm:
- Đi chặng Đông Yên Tử: bạn sẽ xuống ở Thành phố Uông Bí đoạn gần chùa Trình. Di chuyển thêm 15km bằng taxi hoặc xe ôm để vào bến xe Hạ Kiệu, và tiếp tục di chuyển bằng xe bus/ xe điện của khu di tích chùa Yên Tử.
- Đi chặng Tây Yên Tử: bạn sẽ xuống ở thị xã Đông Triều, đoạn giữa phố Trần Nhân Tông giao cắt với QL 18. Di chuyển bằng taxi hoặc xe ôm thêm 10km để đến ga cáp treo Ngọa Vân.
4. Sắm lễ khi đi du lịch chùa Yên Tử
Đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, mong cầu một năm mới bình an, hạnh phúc, tài lộc và may mắn. Chùa Yên Tử là một trong những điểm du lịch tâm linh đầu năm mà nhiều người lựa chọn.
Đi chùa Yên Tử cần sắm lễ gì không phải ai cũng biết. Đây cũng là điều quan trọng bạn cần lưu ý khi đi lễ chùa Yên Tử:
- Chuẩn bị lễ chay, tịnh như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi chè… để dâng cúng Phật tại chùa và đặt tại các khu vực Phật điện tức điện chính, và trên hương án điện chính.
- Hoa tươi lễ Phật thường dùng là hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa ngâu… Không nên dùng hoa dại, hoa tạp.
- Tuyệt đối không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa Yên Tử. Nếu chuẩn bị sắm sửa lễ này thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, ban thờ Thánh, Mẫu, Đức Ông. Ngay cả tiền thật cũng không nên đặt ở hương án chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức tại chùa.
5. Điểm du lịch chùa Yên Tử
Hệ thống chùa Yên Tử gồm rất nhiều công trình đền, chùa, am, trải dài từ dưới chân núi với chùa Trình đến điểm cao nhất trên đỉnh núi Yên Tử cao 1068m. Bởi vậy để thuận tiện cho chuyến hành hương về đất Phật bạn nên tham khảo sơ đồ chùa Yên Tử, với các điểm tham quan chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.
Đông Yên Tử
Khu vực Đông Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, là khu di tích lịch sử và danh thắng bao gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như chùa, am, tháp được xây dựng từ thời nhà Lý. Các công trình trải dài từ dưới chân núi Dốc Đỏ đến đỉnh núi Yên Tử.
- Chùa Trình còn được gọi là Chùa Bí Thượng xây dựng với quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê có tuổi đời khoảng 400 năm, được tu sửa và mở rộng nhiều lần trở thành điểm đến đầu chân khi du khách đến chùa Yên Tử.
- Suối Giải Oan gắn liền với sự tích chùa Yên Tử về những cung tần, mỹ nữ gieo mình xuống suối Hồ Khê khi ngăn cản vua Trần Nhân Tông quy y không thành. Từ đây con suối đổi tên là Giải Oan, trở thành ranh giới giữa đời thường và sự nghiệp hành đạo.
- Chùa Giải Oan: Vua Trần Nhân Tông vì thương xót cho số phận của các cung nữ nên đã lập đàn siêu độ. Đàn tràng cúng giải oan sau được lập thành chùa thờ Phật và vì vậy cũng có tên Chùa Giải Oan. Chính điện thờ Phật, trong chùa còn có nhà thờ Mẫu, thờ Đức Mẫu Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu (là thân mẫu của Phật Hoàng Trần Nhân Tông) và thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Quốc Trượng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông).
- Vườn tháp Huệ Quang là nơi lưu giữ ngọc cốt của các nhà sư từng tu hành tại Yên Tử. Hiện nay toàn bộ vườn tháp còn lưu giữ 97 ngôi tháp mộ, trong đó có Tháp Tổ nằm ở vị trí trung tâm. Tháp Tổ là nơi lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngôi tháp được vua Trần Anh Tông cùng các tăng sĩ thiền phái Trúc Lâm xây dựng.
- Chùa Hoa Yên tọa lạc tại độ cao 535m so với mực nước biển, là một ngôi chùa to nhất ở đây nên còn gọi là chùa Cả, hay còn có tên gọi khác là Phù Vân. Từ chùa Giải Oan đi khoảng 2000m với đoạn đường có độ dốc cao, đi qua đường Tùng với những cây bạch tùng, xích tùng với những rễ cây bám vào bậc đá. Trước đây chùa là một am nhỏ, là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo. Đến năm 1317, Pháp Loa đã cho xây dựng chùa trở thành quần thể kiến trúc rộng lớn, nguy nga trở thành ngôi chùa to và đẹp nhất trong khu di tích chùa Yên Tử. Chùa Hoa Yên có vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng, cây cỏ, và nổi tiếng với cây đại cổ thụ có hơn 700 tuổi.
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn gọi là Chùa Lân, Long Động Tự, được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành. Năm 1293, ngài đã cho sửa sang lại tổng thể ngôi chùa để làm nơi tụng kinh, giảng đạo cho chư tăng ni đến nghe. Đây là ngôi chùa quan trọng trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm. Ba vị pháp sư Tổ Trúc Lâm thường tới đây thuyết pháp, giảng kinh.
- Chùa Một Mái Yên Tử: là một ngôi chùa nhỏ nằm chênh vênh trên vách núi. Ngôi chùa trước kia là động Thanh Long, tương truyền Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã ở đây đọc sách, soạn kinh. Sau khi ngài viên tịch, am được dựng thành chùa Bồ Đà, với một nửa mái trong của chùa là vòm động, còn nửa ngoài được dựng bằng gỗ. Bởi vậy chùa có tên gọi là Bán Thiên, Bán Mái, ngày nay gọi là Chùa Một Mái Yên Tử. Bên trong chùa vẫn giữ nguyên tượng thờ và đồ thờ bằng đá trắng có niên đại hàng trăm năm.
- Chùa Bảo Sái Yên Tử: nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển. Nơi đây gắn liền với câu chuyện về sư chùa và hổ sống gần bên nhau. Mỗi khi nhà sư tụng kinh gõ mõ là hổ lại nằm bên gốc dổi nghe kinh. Cho đến ngày vị sư chùa viên tịch, không còn tiếng tụng kinh nên hổ thét gầm vang núi cào xé thân cây dổi. Bởi vậy đời sau đã tạc tượng hổ bên giếng thiêng và khắc vào vách đá “Hổ bao niết linh”. Chùa Bảo Sái Yên Tử được đặt tên theo vị thiền sư là đệ tử đầu tiên, thân tín của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Bảo Sái là người duy nhất ở bên và nghe lời dạy cuối cùng của ngài trước khi Điều Ngự Giác viên tịch.
- Chùa Đồng: Tọa lạc trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử, và là di tích quan trọng trong quần thể di tích chùa Yên Tử. Nơi đây bao phủ bởi mây trắng và sương mù, là nơi Tam Tổ Trúc Lâm cùng các vị thiền sư ngồi thiền. Chùa còn có tên gọi khác là Thiên Trúc Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê, khi đó chỉ là một khám nhỏ bằng đồng. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa hiện nay đã được tôn tạo có hình dáng tựa như đài sen giữa biển mây. Nơi đây trở thành chốn linh thiêng mà nhân dân, phật tử về đây cầu bình an, may mắn.
- Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: là tượng phật chùa Yên Tử bằng đồng lớn nhất Việt Nam được đặt tại đỉnh An Kỳ Sinh với độ cao 900m so với mặt nước biển Tổng thể bức tượng cao 12.6m, bệ cao 2.7m, được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất.
- Cổng trời bia Phật: nằm gần chóp núi trên đường lên chùa Đồng, cách tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông không xa. Tại đây có một phiến đá trầm tích hình dáng giống chiếc oản, được gọi là bia Phật. Bên cạnh có bàn cờ tiên bằng đá phẳng tương truyền là bàn cờ mà hai vị Nam Tào – Bắc Đẩu thường xuống đây chơi cờ. Đứng ở vị trí này bạn sẽ cảm nhận được như lạc vào chốn thần tiên.
- Chùa Cầm Thực gắn liền với câu chuyện về vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái. Khi xưa khi hai thầy trò xuống suối Tắm gọt sạch bụi trần để tiếp tục lên núi Yên Tử, Bảo Sái lấy cơm chay mời thầy dùng bữa thì mới chợt nhớ đã nhường suất ăn của hai thầy trò cho người khất hành ở Cửa Ngăn. Lúc này vua Trần Nhân Tông vui vẻ cùng Bảo Sái xuống suối uống nước thay cơm rồi nghỉ ngơi tại đây. Để ghi lại sự tích này mà người dân cho xây dựng chùa đặt tên là Cầm Thực có ý là “không ăn” để khắc ghi đức hạnh bố thí cứu độ chúng sinh của vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái.
- Tượng An Kỳ Sinh: Lên đỉnh núi Yên Tử bạn sẽ bắt gặp một hòn đá rêu phong có hình dáng như một người đạo sĩ. Tương truyền rằng, vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, có một đạo sĩ từ Phương Bắc tới đây hái thuốc, luyện đan sa, thần sa thành thuốc cứu chữa bệnh cho người dân. Để tỏ lòng tôn kính, người đời gọi ông là An Tử, và đặt tên cho ngọn núi này là An Tử Sơn. Nhưng về sau để tránh phạm húy, nên dân gian đổi tên núi là Yên Tử, và dựng tượng ngài để thờ cúng tại đỉnh núi cao này.
Tây Yên Tử:
Tây Yên Tử còn được mọi người gọi là chùa Yên Tử Bắc Giang. Sở dĩ gọi như vậy vì quần thể di tích Tây Yên Tử tọa lạc tại xã Tuấn Mậu – Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Nơi đây chứa đựng những di sản lâu đời có nguồn gốc từ thiền phái Trúc Lâm và từ đời nhà Trần để lại.
Trước đây khu di tích Tây Yên Tử là vùng đất cổ còn có tên là An Sinh hay Yên Sinh. Theo lịch sử chùa Yên Tử thì sườn Đông Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, còn sườn Tây Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang là ghi dấu con đường hoằng dương Phật pháp của ngài.
Hệ thống chùa Yên Tử khu vực này có 14 di tích bao gồm: Đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.
- Đền An Sinh là di tích bao gồm một ngôi đền và lăng mộ của các vị vua Trần nằm trong một khuôn viên rộng lớn với bán kính hơn 20km. Ngôi đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu và “Bát vị Hoàng Đế” thời Trần. Đây còn là trung tâm của khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, với địa thế đẹp non nước hữu tình. Ngoài ra bên cạnh đền còn có hai miếu nhỏ, một thờ bà Hoàng và một thờ Đức Thánh Khổng Tử.
- Khu di tích Đá Chồng: cũng là một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo nằm ở sườn Đông Nam của Đèo Voi. Tại đây có nhiều dấu vết nền móng kiến trúc chùa tháp tại Ngọa Vân, là nhiều hòn đá có nhiều xếp chồng lên nhau.
- Am Ngọa Vân: được xem là thánh địa của Thiền Phái Trúc Lâm. Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài, ở độ cao 700m so với mực nước biển, có mây bao phủ. Đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành và đắc đạo. Bởi vậy trong Am Ngọa Vân ngày nay có bệ thờ đặt tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân tông trong tư thế Nhập Niết Bàn. Sau khi ngài hóa Phật, các đệ tử đã hỏa thiêu Ngài tại am Ngọa Vân và thu thập hàng nghìn viên xá lị, một phần được lưu giữ tại bảo tháp Phật Hoàng tháp tại Am Ngọa Vân.
- Chùa Hồ Thiên: có độ cao trên 500m so với mực nước biển, nằm giữa núi rừng hoang sơ. Chùa được xây dựng dưới triều Trần, là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã từng đăng đàn thuyết pháp. Nhiều người hiểu lầm đây là hồ nước nhưng thực chất là nơi quần tụ của chư Thiên.
Rừng quốc gia Yên Tử:
Chùa Yên Tử nằm giữa khu vực rừng quốc gia Yên Tử, nơi có diện tích lên đến 2.783ha. Nơi đây còn lưu giữ nhiều loại động vật, sinh vật quý hiếm. Nên nếu bạn muốn trải nghiệm về thiên nhiên đừng bỏ qua địa danh này nhé!
6. Món ăn đặc sắc khi đi du lịch chùa Yên Tử
Trong chuyến đi tham quan chùa Yên Tử nhất định bạn không nên bỏ qua những món ăn đặc sản độc đáo nơi đây. Đi chùa Yên Tử mua gì về làm quà? Hay đến Yên Tử phải thưởng thức món ăn nào? Vậy để Hoabinh Tourist điểm danh cho bạn những món quà đặc sắc xứng đáng để bạn trải nghiệm và mua quà về cho gia đình nhé:
- Canh gà rượu bầu: Đây là một món ăn đặc sản của người dân tộc Dao Thanh. Món ăn này được bày bán xung quanh chân núi Yên Tử, có vị ngọt thơm của gà Hoành Bồ và mùi thơm của gừng, mang vị đặc trưng rất riêng biệt cho món ăn.
- Măng trúc tươi Yên Tử: Một loại măng mà ai đi Yên Tử cũng đều mua về làm quà, bởi cái vị ngọt đặc trưng, lại rất giòn chế biến được với nhiều món ngon hấp dẫn. Nhiều người nói rằng măng trúc tươi Yên Tử luộc chấm muối vừng là ngon nhất. Loại đặc sản này được bán dọc đường lên Yên Tử, thế nhưng bạn cũng nên lưu ý khi mua, nên kiểm tra măng có bị đắng không thì mới mua nhé!
- Dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử: Nhiều người leo chùa Yên Tử thường hay bị mỏi nhức chân nên hay mang theo loại dầu thảo dược này. Dầu xoa bóp trầu tiên được làm từ địa liền, gừng gió, trầu lá và một số loại thảo dược khác có tác dụng xoa bóp rất hữu hiệu.
- Rau dớn: Loại sản vật độc đáo của núi rừng Yên Tử. Rau dớn thuộc họ dương xỉ nên phần lá hơi giống lá dương xỉ. Tuy nhiên loại rau này chế biến có độ giòn và vị ngọt khá lạ miệng.
- Bánh tài lộc ệp là một đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh. Bánh màu nâu đậm, miếng bánh có độ dẻo thơm của gạo nếp và vị ngọt đậm đà của mật. Thường bánh bày thành từng tảng lớn, người mua muốn mua bao nhiêu thì người bán sẽ cắt bấy nhiêu. Bánh có thể mua về làm quà hoặc thưởng thức ngay tại chỗ. Nếu ăn tại chỗ thì người bán sẽ cắt thành lát mỏng, rán lên để bánh mềm dẻo hơn.
- Chả mực: Vốn là món ăn đặc sản của vùng đất Quảng Ninh. Món chả mực được giã tay thủ công làm sao cho vừa đủ nhuyễn mà vẫn còn những miếng mực nhỏ để chả có độ giòn sần sật nhất định.
- Nem chua Quảng Yên: Không chỉ có nem chua Thanh Hóa mới là đặc sản. Nem chua Quảng Yên cũng là một món ăn đặc sản được nhiều người mua về khi đi tham quan chùa Yên Tử.
- Rượu mơ Yên Tử cũng là một đặc sản được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà khi đi du lịch chùa Hương. Rượu mơ được ngâm từ loại mơ tươi trồng tại rừng Yên Tử, mang một hương vị đặc trưng không nơi nào có được.
7. Những điều cần biết khi đi chùa Yên Tử
Đi lễ chùa Yên Tử trọn vẹn bạn đừng quên những lưu ý dưới đây nhé:
- Về trang phục: Hãy chuẩn bị cho mình bộ trang phục phù hợp với không gian chùa chiền. Hơn nữa leo chùa Yên Tử khá cao và mệt, bạn nên chọn trang phục thoải mái, dễ vận động, đặc biệt một đôi giày giúp bạn di chuyển dễ dàng, có khả năng chống trơn trượt. Chùa Yên Tử ở trên núi cao nên đi vào mùa hè vẫn cần có thêm một chiếc áo mỏng, còn vào mùa đông càng phải giữ ấm.
- Chú ý theo dõi thời tiết để tránh đi vào những ngày mưa, đường trơn trượt sẽ khó chinh phục đỉnh núi Yên Tử.
- Chuẩn bị kế hoạch chi tiết và lịch trình phù hợp để không bỏ lỡ những điểm tham quan chùa Yên Tử.
- Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ, nước uống, khăn lau để sử dụng trong hành trình leo núi Yên Tử.
- Luôn luôn giữ gìn bảo quản tư trang cá nhân, đề phòng những nạn trộm cắp, móc túi, đặc biệt trong mùa lễ hội đông người.
- Đi chùa Yên Tử bạn cần chuẩn bị một sức khỏe thật tốt để có thể khám phá vẻ đẹp của khu du lịch Yên Tử.
- Đi theo đoàn có người già và trẻ nhỏ, bạn nên sử dụng cáp treo để đảm bảo tốt cho sức khỏe và tiết kiệm thời gian di chuyển.
- Hãy luôn ngừng nghỉ đúng lúc, càng lên cao càng khó khăn hơn nên bạn nhớ dừng lại khi thấy mệt. Hít một hơi thật sâu và uống chút nước rồi hãy đi tiếp.
- Đến rừng tùng bạn nhớ tuyệt đối không dẫm lên gốc cây.
- Đoạn chùa Đồng khá dốc, không có bậc thang, nên cần cẩn thận khi đến đây.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử chi tiết mà bạn nên lưu lại để chuẩn bị cho chuyến hành trình khám phá vùng đất Phật sắp tới. Dẫu biết đi chùa Yên Tử vào mùa lễ hội sẽ không tránh khỏi tình trạng đông đúc, chen lấn hay tình trạng chèo kéo khách, ép giá dịch vụ… Với những người đi du lịch chùa Yên Tử tự túc cũng thường hay gặp khó khăn về việc lên lịch trình, kế hoạch di chuyển. Để giải quyết những khó khăn trên cũng như giúp bạn có thể tận hưởng hành trình trọn vẹn, các tour đi Chùa Yên Tử mùa lễ hội sẽ là sự lựa chọn phù hợp, tiện ích.
- Bạn sẽ không phải lo lắng về xe cộ di chuyển đến chùa Yên Tử vì trong gói tour luôn kèm dịch vụ xe đưa đón. Với dòng xe đời mới, chất lượng cao giúp du khách có được chuyến đi vô cùng thoải mái
- Tình trạng xếp hàng dài mua vé đi cáp treo chính là nỗi lo khi đi chùa Yên Tử vào mùa lễ hội. Lựa chọn gói tour đi chùa Yên Tử bạn sẽ không cần đối diện với tình trạng đó nữa, sẽ có hướng dẫn viên lo chu đáo.
- Hướng dẫn viên luôn là trợ thủ đắc lực đồng hành cùng du khách trong suốt hành trình. Giúp du khách hiểu rõ hơn về điểm đến, những câu chuyện lịch sử và các văn hóa đặc trưng của địa phương. Đặc biệt lịch trình di chuyển được thiết kế rõ ràng, khoa học, mang đến sự thoải mái và trải nghiệm trọn vẹn cho du khách.
- Dịch vụ sắm lễ đi chùa Yên Tử đầy đủ, chuyên nghiệp, đặc biệt không “chặt chém” hay ép giá. Du khách hàng toàn có thể tận hưởng mọi khoảnh khắc của hành trình
- Du khách được đưa đến những nhà hàng thưởng thức đặc sản địa phương chính hiệu.
- Nếu đi tour du lịch chùa Yên Tử 2N1Đ du khách còn được đặt phòng nghỉ khách sạn từ 3 – 5 sao theo yêu cầu mà không phải mất công tìm kiếm.
Tất cả mọi việc đã có hướng dẫn viên và công ty du lịch lo, chỉ cần bạn chuẩn bị sẵn tâm thế và lòng thành nhất tâm khám phá vùng đất Phật.
8. Đi tour du lịch chùa Yên Tử của HoaBinh Tourist
Chùa Yên Tử là điểm đến mà ai cũng muốn được trở về với vùng đất Phật, thanh tịnh tâm hồn, bỏ lại những ồn ào cuộc sống. Nếu bạn cũng muốn khám phá vẻ đẹp vùng đất linh thiêng, mong muốn có những trải nghiệm trọn vẹn đừng ngần ngại liên hệ với HoaBinh Tourist.
Sở hữu hơn 15 năm kinh nghiệm, HoaBinh Tourist là đơn vị lữ hành uy tín được nhiều du khách lựa chọn cho các chuyến hành trình của mình.
- Dịch vụ xe chuyên nghiệp: Với các dòng xe du lịch đa dạng chủng loại, đầy đủ tiện nghi và hiện đại, HoaBinh Tourist cam kết mang đến sự thoải mái và an toàn cho du khách. Đội ngũ tài xế tận tâm cùng hướng dẫn viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được chuyến đi với những kỷ niệm thú vị.
- Hướng dẫn viên chuyên nghiệp: Là một phần không thể thiếu của chuyến du lịch. Đội ngũ hướng dẫn viên của HoaBinh Tourist được đào tạo bài bản, có kiến thức đa dạng về lịch sử, văn hóa của từng điểm đến, giúp du khách hiểu sâu sắc hơn trong chuyến hành trình. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên vô cùng tận tâm, nhiệt tình, chăm lo cho từng người trong đoàn giúp du khách có những trải nghiệm thú vị trong chuyến đi.
- Lịch trình linh hoạt: được thiết kế vô cùng hợp lý, phù hợp với từng nhóm đối tượng. HoaBinh Tourist luôn đặt lợi ích, mong muốn của khách hàng lên trên hết, nên lịch trình tour được thiết kế linh hoạt, du khách sẽ có cảm giác được khám phá hết vẻ đẹp từng điểm tham quan nổi bật mà không hề gấp gáp.
- Chăm sóc khách hàng toàn diện: HoaBinh Tourist liên kết với rất nhiều các khách sạn từ 3-5 sao, tiện nghi, vị trí đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu đặt phòng khách sạn của du khách. Cùng với đó là nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề của khách, đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và thoải mái.
- Trải nghiệm ẩm thực đặc sắc: Không chỉ ngắm cảnh thiên nhiên non nước hùng vĩ ở chùa Hương, du khách còn được trải nghiệm nền ẩm thực đặc sắc của địa phương. HoaBinh Tourist sẽ giúp du khách đến với những nhà hàng truyền thống, nổi tiếng để thưởng thức những đặc sản nơi đây, mà không mất thời gian, công sức đi tìm.
- Giá cả cạnh tranh, nhiều ưu đãi: Các tour của HoaBinh Tourist được thiết kế với giá cả vô cùng phải chăng, phù hợp với từng nhu cầu của du khách. Hơn nữa bạn sẽ nhận được những ưu đãi vô cùng hấp dẫn khi book tour theo nhóm, đoàn đông người.
Đây là những lý do mà bạn nên đặt Tour du lịch chùa Yên Tử của HoaBinh Tourist để có cơ hội khám phá những giá trị văn hóa, thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.
Hy vọng với những thông tin chi tiết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử sắp tới. Chúc bạn có một chuyến hành trình vui vẻ!