Với hơn 300 năm lịch sử, Chùa Bà Đanh ở Hà Nam đã trở thành địa điểm nổi tiếng được biết đến với câu ngạn ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”. Qua thời gian, nơi này ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, đến tham quan và tham gia các hoạt động lễ hội tại chùa. Tại sao ư? Cùng chúng mình khám phá nhé!
1. Giới thiệu chùa Bà Đanh
Nhắc đến một trong những ngôi chùa tại Hà Nam, chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ đến một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”.
1.1 Chùa Bà Đanh ở đâu?
Tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, Chùa Bà Đanh, hay còn được biết đến với tên gọi “Bảo Sơn Nữ”, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 7km theo hướng QL21B về phía Tây Nam.
Để đến chùa Bà Đanh, du khách chỉ cần đi theo quốc lộ 1 từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú và tiếp tục chạy khoảng 10km theo quốc lộ 21 đến cầu treo Cấm Sơn là đã đến nơi. Tuỳ thuộc vào sở thích và khả năng, bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô hoặc xe khách để đến đây. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hà Nam chỉ khoảng 60km, nên việc di chuyển rất thuận tiện. Chùa mở cửa từ 6:00 đến 18:00 hàng ngày, với giá vé là 30.000 VNĐ/người.
Với diện tích khoảng 10ha, Chùa Bà Đanh được coi là một trong những ngôi chùa cổ kính và đẹp nhất ở Hà Nam, và thậm chí còn là một biểu tượng của miền Bắc. Vị trí của chùa được đánh giá cao vì nơi này sở hữu cảnh sơn thủy hữu tình. Khuôn viên của chùa bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, với gần 40 gian nhà lớn và nhỏ, tạo nên một tổng thể vô cùng ấn tượng.
Hiện nay, chùa Bà Đanh cùng với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), và Bát cảnh Tiên, cùng với hệ thống các bến thuyền dọc theo sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú đến thành phố Phủ Lý, tạo nên một hành trình du lịch “non nước hữu tình” hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước
1.2 Lịch sử chùa Bà Đanh
Tương truyền trong thế kỷ thứ VII, chùa Bà Đanh đã được biết đến như một ngôi đền nhỏ dành để thờ tứ pháp. Đến thời của vua Lê Huy Tông (1675 – 1750), ông đã cho tu sửa ngôi chùa này trở nên khang trang hơn và to rộng hơn.
Năm 1994, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du Lịch) đã công nhận chùa Bà Đanh là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau đó, vào năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, đầu tư một khoản tài chính lên đến gần 20 tỷ đồng để tiến hành công tác tôn tạo và nâng cấp cho chùa Bà Đanh, tạo nên một không gian linh thiêng và trang trí nổi bật hơn.
Còn về tên gọi, theo truyền thuyết địa phương, tên gọi “Chùa Bà Đanh” xuất phát từ việc chùa thờ nữ thần linh thiêng, được coi là người giữ gìn việc điều mưa, kiểm soát gió, và giúp dân tránh lũ lụt, tạo ra môi trường thuận lợi cho mùa màng bội thu. Do đó, người ta gọi chùa này là “Chùa Đức Bà làng Đanh,” và việc gọi tắt là “Chùa Bà Đanh” đã trở thành tên gọi phổ biến ngày nay.
1.3 Kiến trúc chùa Bà Đanh
Quần thể kiến trúc Chùa Bà Đanh bao gồm nhiều công trình, với khoảng bốn mươi gian xen kẽ tạo nên quần thể kiến trúc đầy ấn tượng. Những người dân địa phương cho biết, ngôi chùa này được xây dựng từ thời kỳ xa xưa và đã trải qua nhiều đợt tu sửa. Tất cả các công trình hiện nay đều được xây dựng từ thế kỷ 19 trở lại đây.
Các kiến trúc từ tam quan, hành lang, nhà bái đường cho đến thượng điện, đều được xây dựng theo một trục chính ở giữa, nâng dần lên từ ngoài vào trong, điểm cao nhất là nhà thượng điện hiện ra vô cùng trang nghiêm, cổ kính. Toàn bộ ngôi chùa, từ bố cục đến kiến trúc và chạm khắc, đều phản ánh rõ nét phong cách xây dựng truyền thống.
Tam quan của chùa được xây dựng với ba gian và hai tầng. Tầng trên của tam quan có hai lớp mái, được lợp bằng ngói nam. Xung quanh, có sàn gỗ được bảo vệ bởi hàng lan can và những chấn song tinh tế. Tầng trên của tam quan thường được sử dụng làm gác chuông, trong khi ba gian ở tầng dưới được trang trí bằng cửa gỗ lim cổ kính.
Ở bên ngoài cửa, bạn có thể nhìn thấy hai cột đồng, và trên đỉnh của tam quan, có một đôi rồng chầu tạo điểm nhấn. Hai bên của cổng chính có những cổng nhỏ, mỗi cái được trang trí bằng tám mái và cửa uốn lượn hình bán nguyệt. Thường ngày, khách ra vào chùa thường sử dụng cửa nhỏ, chỉ khi có các buổi lễ thì cửa chính mới được mở ra.
Hầu hết nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc của chùa Bà Đanh tập trung chủ yếu tại nhà bái đường. Nhà bái đường được xây dựng từ gỗ lim với năm gian, đầu hồi bít đốc, và được trang trí bằng hai con rồng đắp nổi. Khi nhìn từ giữa sân gạch, du khách có thể nhận ra hệ thống tượng đắp nổi mang tên gọi “tứ long chầu mặt nguyệt” trên đỉnh mái của nhà bái đường.
Trong trung tâm của chùa, bạn có thể bắt gặp pho tượng Bà Đanh, đang ngồi ở tư thế thiền trên một chiếc ngai màu đen bóng, với khuôn mặt phúc hậu, dịu dàng, đầy nữ tính và gần gũi. Sự hòa quyện giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên một vẻ đẹp hấp dẫn, là một minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc tinh tế của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
1.4 Chùa Bà Đanh thờ ai?
Giống như nhiều đền chùa khác, chùa Bà Đanh không chỉ thờ Phật mà còn có đa dạng các tượng khác như Bồ Tát, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân, cùng với đó làthờ cúng tín ngưỡng Tứ Phủ (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Phong), một phần quan trọng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đặc biệt chùa thờ nữ thần Pháp Vũ, là nữ thần gió, gắn liền với truyền thuyết linh thiêng của chùa.
2. Truyền thuyết về sự tích “vắng như chùa Bà Đanh”
Chùa Bà Đanh tại sao vắng? Nguyên nhân của câu ngạn ngữ “vắng như chùa Bà Đanh” có nhiều giải thích khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người, đó là bởi vì chùa Bà Đanh nằm ở vị trí hẻo lánh, xa lánh đô thị, bị bao bọc bởi sông và rừng dày, với một con đường duy nhất và nhiều nguy hiểm do sự xuất hiện của các loài thú dữ. Do đó, không ai dám tiến vào, và người đi hành hương phải mạo hiểm bằng cách chèo thuyền qua sông Đáy, nhưng đây là lựa chọn không tiện lợi, khiến cho lượng người tham gia ít ỏi. Đó là lý do tại sao nói vắng như chùa Bà Đanh.
Hiện nay, nhờ có đường đi thuận lợi hơn nhiều, việc thăm quan và hành hương tại đây không còn gặp khó khăn, vậy nên lượng khách tới chùa Bà Đanh cũng đổ về đây đông hơn xưa.
3. Đi lễ chùa Bà Đanh – cầu công danh sự nghiệp, mùa màng bội thu
3.1 Lễ hội chùa Bà Đanh tổ chức khi nào?
Hàng năm, lễ hội tại chùa Bà Đanh Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam, diễn ra vào tháng 2 theo lịch âm, thu hút sự tham gia đông đảo của cả cộng đồng địa phương và du khách từ khắp nơi. Mục đích chính của lễ hội là để những người tham gia có cơ hội tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Bà, người được xem là vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ, mang lại sự bình an và may mắn. Lễ hội cũng được tổ chức nhằm kính mừng mùa màng bội thu và mong muốn cầu nguyện để vụ mùa tiếp theo phồn thịnh và phát triển hơn nữa.
Theo từng năm và tùy thuộc vào tình hình thời tiết cũng như thời vụ nông dân trong khu vực, nhà chùa sẽ lựa chọn ngày phù hợp và sau đó báo cáo với ủy ban nhân dân của huyện Kim Bảng. Chỉ sau khi ngày lễ hội đã được xác định, thông báo mới được lan tỏa rộng rãi đến toàn thể dân chúng. Thường thì, lễ hội chùa Bà Đanh kéo dài trong ba ngày, có năm chọn lấy ngày mồng 9-10-11 tháng 2 âm lịch, năm chọn ngày 20-21-22 tháng 2 âm lich, và có năm lại chọn ngày 15-16-17 tháng 2 âm lịch để tổ chức lễ hội.
3.2 Lưu ý khi đi lễ chùa?
Trong hành trình du lịch và thăm quan tại chùa Bà Đanh, du khách cần chú ý đến những điều sau:
Chọn trang phục lịch sự và phù hợp. Tránh mặc quần váy ngắn, quần sooc, hay trang phục phản cảm ảnh hưởng đến tinh thần thiêng liêng của chùa. Nên đi giày bệt, mang theo nón mũ để thuận tiện trong việc di chuyển
Tuân thủ quy tắc của chùa, không vứt rác bừa bãi và tôn trọng không gian linh thiêng.
Không tự ý sờ, di chuyển hoặc làm ảnh hưởng đến các vật phẩm trong chùa.
Tránh nói tục hoặc chửi bậy tại nơi linh thiêng, giữ cho không gian yên tĩnh và trang nghiêm.
Tuân thủ lễ nghi theo quy định.
Bên cạnh chùa Bà Đanh, du lịch Hà Nam còn rất nhiều điểm đến thú vị, những làng nghề truyền thống cùng nhiều món ăn đặc sản Hà Nam mà bạn không nên bỏ qua. Để khám phá hết những điểm tham quan ở đây, du khách cũng có thể lựa chọn tour đi lễ kết hợp du xuân đầu năm. du khách có thể lựa chọn tour đi trong ngày khám phá nhiều điểm tham quan trong lịch trình hoặc tour du xuân 3N2Đ, 2N1Đ đa dạng mà HoaBinh Tourist cung cấp.
Chúng tôi với 15 năm kinh nghiệm hàng đầu trong việc tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chất lượng dịch vụ chu đáo, đa dạng, hỗ trợ tận tình để đảm bảo du khách có trải nghiệm du xuân đầu năm tuyệt vời nhất.
Trên đây là bài viết tổng hợp mọi thông tin chi tiết về chùa Bà Đanh. Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ thu được những kinh nghiệm hữu ích cho chuyến đi sắp tới của mình. Nếu du khách quan tâm đến các tour du lịch tham quan chùa Bà Đanh, đừng ngần ngại liên hệ với HoaBinh Tourist để được tư vấn nhanh chóng và nhận những ưu đãi đặc biệt.