Cẩm nang du lịch Lăng Minh Mạng Huế chi tiết nhất năm 2024

Lăng Minh Mạng Huế là một trong 7 khu lăng tẩm được xây dựng dưới triều Nguyễn, được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Để có một chuyến đi trọn vẹn và ý nghĩa tới Lăng Minh Mạng thì hãy lưu ngay các thông tin trong bài viết này nhé!

1. Đôi nét về Lăng Minh Mạng Huế

Trong hành trình du lịch trở về cố đô, Lăng Minh Mạng Huế là điểm đến thu hút đông đảo du khách nhất. Bởi nơi đây không chỉ sở hữu kiến trúc lăng tẩm ấn tượng mà còn được ví như một trang sách sử kể về một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. 

1.1. Giới thiệu về Lăng Minh Mạng Huế

Lăng Minh Mạng nằm tại xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn bộ mô hình kiến trúc gồm 40 công trình lớn nhỏ gồm cung điện, đền miếu và đài tạ, … được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km. Nơi đây gần trung tâm ngã ba hợp nguồn tạo thành sông Hương gọi là ngã ba Bằng Lãng.

Khung cảnh lăng Minh Mạng Huế nhìn từ trên cao.
Khung cảnh lăng Minh Mạng Huế nhìn từ trên cao.

Nhìn từ trên cao, hình thế Lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ ngơi trong tư thế gối đầu lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh buông xuôi tự nhiên. Cũng bởi hình thế, vị trí cùng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo nên Lăng Minh Mạng Huế không chỉ là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn thu hút cả những nhà nghiên cứu lịch sử và phong thuỷ.

1.2. Lịch sử Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng, còn có tên gọi là Hiếu Lăng, là nơi an nghỉ của vị vua thứ hai dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Khi lên ngôi kế vị vua Gia Long vào năm 1820, ông muốn xây một Sơn lăng để làm chốn nghỉ ngơi và cũng là nơi an tọa sau khi băng hà. Từ đây, kế hoạch xây dựng Lăng Minh Mạng đã được bắt đầu.

Mất tới 14 năm để các quần thần tìm kiếm được khu đất phù hợp, có phong thuỷ đẹp. Nơi đó chính là ngọn núi Cẩm Khê với đầy đủ các yếu tố mộc (cây), thuỷ (nước), thổ (đất). Sau khi tìm ra được ngọn núi này, vua đổi tên núi thành Hiếu Sơn và đặt cho lăng tẩm của mình cái tên Hiếu Lăng. 

Sơ đồ khu vực lăng Minh Mạng Huế.
Sơ đồ khu vực lăng Minh Mạng Huế.

Sau khi hoàn thành đo đạc đất đai và vẽ sơ đồ Lăng, năm 1840, Lăng Minh Mạng chính thức được khởi công xây dựng. Tuy nhiên chỉ một năm sau đó, vua Minh Mạng băng hà khi công trình còn đang dang dở. Ngay sau đó, vua Thiệu Trị nối ngôi và tiếp tục cho quần thần hoàn thành công trình vào năm 1843. Khi ấy, vua Minh Mạng chính thức được an nghỉ trong khu lăng tẩm của mình.

1.3. Kiến trúc Lăng Minh Mạng

Kiến trúc Lăng Minh Mạng mang đậm hơi thở của Nho Giáo với kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp. Nơi đây được mệnh danh là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn.

Toàn bộ công trình gồm 40 khu vực lớn nhỏ được bố trí nằm dọc theo hình chữ Nhất. Từ Đại Hồng Môn đến điểm tận cùng của La Thành cách nhau đến 700m. Vòng La Thành tuy cao nhưng không hạn chế tầm nhìn từ trong lăng ra đến vùng núi non tuyệt đẹp bên ngoài.

Kiến trúc lăng Minh Mạng.
Kiến trúc lăng Minh Mạng.

Bên trong La Thành, các công trình kiến trúc được xây theo thế đối xứng nhau từng cặp theo trục chính xuyên đến tâm lăng. Tất cả được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, không sai lệch và theo một tổng thể thống nhất.

Bửu thành xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền lực chi phối toàn bộ đất nước. Đây cũng là ngụ ý phong thuỷ nhằm duy trì sức mạnh và quyền lực của các đời vua nhà Nguyễn.

Ở phần mặt trước của lăng, mật độ kiến trúc thưa càng đi về sâu kiến trúc càng dày. Các công trình kiến trúc ở khu trung tâm lăng tẩm được áp dụng nguyên tắc đối xứng một cách nghiêm ngặt, trong khi các công trình kiến trúc ở khu vực xung quanh được quy hoạch với đường nét bất quy tắc làm mềm bố cục đối xứng và hài hoà với cảnh quanh thiên nhiên.

Kiến trúc Lăng Minh Mạng Huế được đầu tư tỉ mỉ đến từng chi tiết, luôn khiến người ta bất ngờ và ngưỡng mộ. Đây là điểm nhấn tâm linh và kiến trúc nổi bật, chứa đựng cả giá trị vật chất lẫn tinh thần, là một trong những điểm đến quan trọng trong hành trình trở về cố đô của khách du lịch.

2. Di chuyển đến Lăng Minh Mạng Huế

Lăng Minh Mạng Huế chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 12km nên rất thuận tiện cho du khách tới tham quan. Đường đi đến lăng khác đơn giản và dễ tìm, bạn có thể di chuyển theo một trong hai cung đường sau:

  • Đường 1: Từ trung tâm thành phố Huế, bạn có thể di chuyển bằng taxi hoặc thuê xe máy, đi theo QL49, dọc sông Hương đến Cầu Tuần. Sau đó đi thẳng một đoạn nữa là tới lăng vua Minh Mạng. 
  • Đường 2: Đi bằng thuyền rồng ngược dòng sông Hương theo hướng hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lại là tới lăng.
Lăng Minh Mạng Huế - địa điểm check in của nhiều bạn trẻ
Lăng Minh Mạng Huế – địa điểm check in của nhiều bạn trẻ

Tuỳ thuộc vào cung đường được lựa chọn mà bạn sử dụng phương tiện di chuyển cho phù hợp, chẳng hạn như:

  • Xe máy: Thời tiết ở Huế mát mẻ, bạn hoàn toàn có thể chủ động cho chuyến đi của mình bằng cách thuê một chiếc xe máy và tự tìm đường lên đến Lăng. Bạn có thể thuê xe ở ngay khách sạn mình ở hoặc các đại lý cung cấp xe theo thông tin tìm kiếm tại google hoặc facebook.

Giá thuê dao động: 80.000 – 150.000 đồng/ngày 

  • Taxi: Một cách khác để lên đến Lăng Minh Mạng là bạn có thể chọn đi taxi. Mặc dù tọa lạc tại khu vực đồi núi nhưng đường đi lên lăng đã được người dân hoàn thiện từ lâu, phù hợp cho mọi phương tiện di chuyển. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng gọi xe công nghệ để tránh bị đắt mà an toàn nhé!

Giá giao động: 150.000 – 200.000 đồng/chuyến

  • Xe ôm: Nếu tay lái còn yếu, sợ đi đường đồi núi mà lại không thích di chuyển bằng taxi thì có thể lựa chọn đi bằng xe ôm. Đối với dịch vụ này, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng đặt xe công nghệ để tìm xe nhé!

Giá giao động: 80.000 – 100.000 đồng/chuyến

3. Giá vé, thời gian tham quan lăng Minh Mạng  

Để có một chuyến đi tham quan thuận lợi, bạn nên chọn thời điểm thích hợp có thời tiết đẹp trong năm để thăm lăng Minh Mạng. Lời khuyên là nên đi vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 khi khí trời mát mẻ, thời tiết vào xuân, ít nắng, không mưa. Nếu không đi được trong khoảng thời gian này bạn có thể lựa chọn đi vào tháng 3 hoặc tháng 4, thời tiết lúc này cũng rất đẹp và dịu mát.

Thời gian tham quan lý tưởng là từ tháng 1 đến tháng 4. 
Thời gian tham quan lý tưởng là từ tháng 1 đến tháng 4.

Về các quy định giá vé, thời gian tham quan lăng Minh Mạng được ban quản lý quy định như sau:

  • Giá vé tham quan lăng Minh Mạng Huế: 
    • Người lớn: 100.000 VNĐ / lượt 
    • Người cao tuổi: 50.000 VNĐ / lượt 
    • Trẻ em: 20.000 VNĐ / lượt
  • Thời gian mở cửa: Lăng mở cửa đón khách tham quan từ 7:00 đến 17:30 vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật.

4. Các địa điểm checkin nổi tiếng ở Lăng Minh Mạng 

Với tổng thể kiến trúc gồm 40 công trình lớn nhỏ, trong vòng một ngày bạn sẽ không thể khám phá hết toàn bộ lăng Minh Mạng. Thay vào đó, du khách có thể tham khảo 7 điểm tham quan nổi bật sau:

4.1. Đại Hồng Môn

Đại Hồng Môn là cửa chính trước khi bước vào lăng Minh Mạng. Cổng được xây dựng bằng vôi gạch, có 3 lối đi. Nơi này có lối thiết kế trang trí độc đáo gồm cá chép hoá rồng cùng long vân tuyệt đẹp. Du khách vào cửa chỉ được đi vào bằng cửa tả và cửa hữu. Người ta truyền rằng cửa chính chỉ được mở một lần duy nhất khi rước quan tài vua Minh Mạng vào long. Từ đó đến nay, khung cửa này luôn được đóng kín.

Đại Hồng Môn khu vực lăng Minh Mạng. 
Đại Hồng Môn khu vực lăng Minh Mạng.

4.2. Bái Đình

Đi qua Đại Hồng Môn là Bái Đình. Đúng như tên gọi của nó “Bái” là bái yết, “Đình” là sân. Bái Đình là khoảng sân rộng để người vào lăng bái yết hoặc làm lễ trước sân. Hai bên đình là hàng tượng quan văn và quan võ cùng đôi voi ngựa đá đứng chầu. Nổi bật trong khu vực này đó chính là bia đá Thánh Đức Thần Công. Bia đá này được viết bởi vua Thiệu Trị nhằm ghi nhớ tiểu sử và công đức của vua cha.

Bái Đình.
Bái Đình.

4.3. Lầu Minh Lâu 

Minh Lâu có nghĩa là lầu sáng. Toà nhà được thiết kế theo kiến trúc hình vuông gồm hai tầng có lầu gác mái. Minh Lâu được xây dựng trên một gò đất cao cấu tạo theo bậc tam cấp. Bởi nằm ở khu vực cao như vậy nên khi đứng ở Minh Lâu, du khách có thể ngắm được toàn bộ khung cảnh phía trước lăng Minh Mạng.  

Lầu Minh Lâu.
Lầu Minh Lâu.

4.4. Khu tẩm Điện 

Khu vực Tẩm Điện gồm Hiền Đức Môn là cửa vào và điện Sùng Ân, đây là khu vực thờ bài vị của vua và Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Tông màu chủ đạo của không gian phía trong khu điện là màu nâu của gỗ và màu vàng nổi bật tượng trưng cho bậc đế vương. Tại đây bạn sẽ cảm nhận được không khí linh thiêng và cổ kính.

Khu Tẩm Điện nơi thờ vua Minh Mạng và Hoàng Hậu.
Khu Tẩm Điện nơi thờ vua Minh Mạng và Hoàng Hậu.

4.5. Hiền Đức Môn 

Hiền Đức Môn là công trình thuộc khu vực Tẩm Điện. Công trình được xây dựng trên mảnh đất hình vuông tượng trưng cho thần đất. Nơi đây mang dáng vẻ uy nghiêm cổ kính khó nơi nào có được.

Cửa vào khu Tẩm Điện - Hiền Đức Môn.
Cửa vào khu Tẩm Điện – Hiền Đức Môn.

4.6. Hồ Tân Nguyệt 

Tiếp theo là khu vực hồ Tân Nguyệt. Hồ có cấu trúc hình bán nguyệt giống như biểu tượng trăng non ôm lấy mặt trời là Bửu Thành. Thể hiện âm dương hòa hợp, ngụ ý phong thuỷ về sự biến hoá của muôn vật,

Hồ Tân Nguyệt. 
Hồ Tân Nguyệt.

4.7. Cầu Thông Minh Chính Trực

Bắc qua hồ Tân Nguyệt là cầu Thông Minh Chính Trực. Du khách phải đi qua khu vực cầu này thì mới đến được Lầu Minh Lâu. Cầu được xây theo kiến trúc cổ gồm 33 bậc tầng cấp dẫn thẳng từ cổng vào tới Lầu Minh Lâu.

Cầu Thông Minh Chính Trực. 
Cầu Thông Minh Chính Trực.

5. Lưu ý khi đi du lịch lăng Minh Mạng Huế  

Bước vào lăng tẩm của một vị vua cao quý một thời bạn cũng nên biết một số quy tắc để tránh những điều không hay và có một chuyến đi thật suôn sẻ:

  • Trang phục: Nên mặc trang phục trang nhã, kín đáo. Không nên mặc những bộ đồ quá hở hang, phản cảm với thiết kế phá cách. Bởi lăng tẩm là nơi thờ phụng linh thiêng, chúng ta nên mặc những trang phục trang nhã, lịch sử để tỏ lòng tôn kính.
  • Lời nói: Cũng giống như thế, đến nơi linh thiêng nên chú trọng lời nói. Không nên gây ồn ào hay nói những lời không văn minh. Hãy cố gắp giữ lịch sự, đi nhẹ, nói khẽ, tránh làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh nơi an nghỉ của vua.
  • Tuân thủ quy định của ban quản lý: Để giữ gìn kiến trúc và những di tích lịch sử nguyên vẹn, hãy chú ý những quy định của ban quản lý như không leo trèo, động vào những hiện vật cấm, làm hư hại tượng, linh vật, …
  • Giữ gìn vệ sinh chung: Nên có ý thức giữ gìn vệ sinh cho khu lăng tẩm. Bạn có thể nghỉ ngơi lấy lại năng lượng trong suốt quá trình khám phá. Tuy nhiên lưu ý sau khi ăn hoặc uống thì hãy vứt rác vào đúng nơi quy định của ban quản lý nhé!

Như vậy, trên đây là cẩm nang du lịch những điều cần biết khi đến khu lăng Minh Mạng Huế. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hay và hữu ích để giúp chuyến tham quan du lịch của bạn được trọn vẹn và tràn đầy ý nghĩa. 

Nếu bạn không muốn chỉ dừng lại ở lăng Minh Mạng mà muốn tham quan nhiều địa điểm hơn ở Huế nhưng không biết nên sắp xếp lịch trình thế nào cho hợp lý và tiết kiệm chi phí nhất thì nên tham khảo tour du lịch Huế tại Hoà Bình Tourist. Với kinh nghiệm 16 trong ngành cùng đội ngũ hướng dẫn viên địa phương giàu kinh nghiệm, Hòa Bình Tourist hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn lịch trình tối ưu nhất với chi phí tiết kiệm nhất cùng những trải nghiệm đáng nhớ nhất. Đặt tour du lịch Huế ngay tại website https://hoabinhtourist.com/ hoặc hotline 0939.311.911 – 0913.311.911 nhé!