Kinh nghiệm du lịch chùa Thiên Mụ Huế đầy đủ chi tiết nhất 2024

Nhắc đến địa điểm du lịch linh thiêng bậc nhất xứ Thừa Thiên thì không thể không kể đến chùa Thiên Mụ Huế. Biểu tượng của mảnh đất cố đô lịch sử bao đời này đang chờ bạn khám phá. Đọc ngay bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch chùa Thiên Mụ để không bỏ lỡ những điều thú vị và hấp dẫn tại địa điểm này nhé!

1. Đôi nét về chùa Thiên Mụ Huế 

Chùa Thiên Mụ ở Huế tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Hướng cửa chùa nhìn về phía bờ Bắc của dòng sông Hương, mặt sau tựa núi tạo nên thế phong thuỷ đẹp mà vững chãi. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Tây tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan cảnh chùa.

Xưa kia chùa còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ (có nghĩa là bà mụ linh thiêng). Tên gọi này do vua Tự Đức ban cho để cầu mong có con nối dõi nhưng bởi nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên đổi thành “Linh Mụ”. Đến năm 1869 nhà vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như cũ. Hiện tại, người dân vẫn dùng cả hai cái tên này.

Ảnh chùa Thiên Mụ Huế
Ảnh chùa Thiên Mụ Huế

Về khởi nguồn của chùa Thiên Mụ, người dân kể lại rằng chúa Nguyễn Hoàng chính là người phát tâm xây dựng nên ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính hành quân dọc bờ sông Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa rồng quay đầu nhìn lại.

Trong lúc đó, ông lại nghe được câu chuyện về bà lão mặc áo đỏ với khuôn mặt phúc hậu. Mỗi đêm bà lại đi lên đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Thấy câu chuyện ứng nguyện với bản thân, chúa bèn cho quân lính xây dựng ngôi chùa trên đồi. Lúc này chùa được lấy tên gọi là “Thiên Mụ Sơn” – tức “Bà mụ nhà trời”.

Dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu, năm 1710, ngôi chùa đã được đại trùng tu. Ông đã cho người hoàn thiện và thay đổi nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế. Đặc biệt, quả Đại Hồng Chung (Chuông) nặng 2 tấn đã được đúc mới và đặt ngay tại điện Đại Hùng. Cho đến nay, kiến trúc của chùa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, xứng danh “Đệ Nhất Cổ Tự”, không một ngôi chùa nào sánh bằng ở Huế.

Đại Hồng Chung (Chuông) nặng 2 tấn
Đại Hồng Chung (Chuông) nặng 2 tấn

2. Phương tiện di chuyển đến chùa Thiên Mụ Huế 

Chùa Thiên Mụ chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km nên rất thuận tiện cho du khách tới tham quan. Đường đi đến chùa khá đơn giản và dễ tìm, bạn có thể dùng google map chỉ đường hoặc hỏi hướng dẫn từ người dân. Những phương tiện di chuyển bạn có thể sử dụng chẳng hạn như:

  • Xe máy: Thời tiết ở Huế mát mẻ, chùa Thiên Mụ cũng không nằm quá xa trung tâm thành phố nên nếu thích chủ động thì bạn có thể thuê xe máy để tự đi lại và lên lịch trình của riêng mình. Bạn có thể thuê xe ở ngay tại khách sạn mình ở hoặc các đại lý cung cấp thuê xe theo thông tin tại Google hoặc Facebook. 
    • Giá thuê dao động: 80.000 – 150.000 đồng/ngày 
  • Taxi: Nếu sợ nắng nóng, oi bức thì bạn có thể thuê riêng cho mình một chuyến taxi. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng gọi xe công nghệ để tránh bị đắt mà an toàn nhé!
    • Giá giao động: 60.000 – 80.000 đồng/chuyến
  • Xe ôm: Nếu tay lái còn yếu mà lại không thích đi xe taxi thì bạn có thể thuê xe ôm để đến chùa. Đối với dịch vụ này, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng đặt xe công nghệ để tìm xe nhé!
    • Giá giao động: 30.000 – 40.000 đồng/chuyến
Cận cảnh đường đi đến chùa Thiên Mụ ở Huế
Đường đi đến chùa Thiên Mụ ở Huế

3. Kiến trúc chùa Thiên Mụ ở Huế có gì?

Chùa Thiên Mụ là một biểu tượng độc đáo cả về kiến trúc và phong thuỷ. Nhìn từ phía sông Hương, bạn sẽ thấy một ngọn đồi nhỏ nhô cao lên tựa thế đầu rồng đang vươn mình ra dòng sông lớn. Điều này đã góp phần làm nổi bật sự uy nghiêm cho cả công trình tâm linh.

Nhìn vào bên trong, khuôn viên chùa luôn được bao phủ bởi bóng mát từ hàng cây thông, cây xanh lớn bao bọc kết hợp ao sen tỏa hương thơm ngan ngát lan khắp không gian. Điều này tạo nên cảm giác an yên, thanh tịnh cho mọi du khách. Khiến cho bất kỳ ai đã đặt chân đến cửa chùa là cứ muốn ở mãi không rời.

Đi sâu vào khuôn viên chùa, bạn sẽ thấy một khối kiến trúc đồ sộ và vô cùng choáng ngợp:

  • Tháp Phước Duyên: Ngọn tháp nổi bật nhất trên ngọn đồi chùa Thiên Mụ. Đứng từ xa, du khách đã có thể nhìn thấy các tầng bảo tháp màu gạch hồng cổ kính trang nghiêm. Ngọn tháp nằm ngay trước lối cổng tam quan vào chùa, phía sau tứ trụ cổng chùa bằng đá. Tháp được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị với kiến trúc độc đáo, khác lạ và đậm chất Huế không nơi nào có được.
Tháp Phước Duyên tại Chùa Thiên Mụ
Tháp Phước Duyên tại Chùa Thiên Mụ
  • Cổng Tam Quan: Phía sau tháp Phước Duyên là cổng Tam Quan nằm ngay sau tháp Phước Duyên. Đây là cổng ra vào chính của chùa. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới Nhân – Quỷ – Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng 8 mái. Tầng 2 cổng ở giữa có ban thờ Phật.
Cổng tam quan - chùa Thiên Mụ Huế
Cổng tam quan – chùa Thiên Mụ Huế
  • Điện Đại Hùng: Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, điện Đại Hùng là nơi thờ đức Phật Di Lặc. Điện đã được người dân tu sửa lại nên các bức tường vách đều được tạo nên từ xi măng cứng, tạo cảm giác vững chãi. Trong đại điện cũng có thờ tượng của Ba Vị Phật – Tam Bảo, bên trái là Văn Phú Bồ Tát, bên phải là Phổ Hiến. Đây cũng là nơi đặt quả Đại Hồng Chung (Chuông) nặng 2 tấn từ thời chúa Nguyễn Hoàng.
Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng
  • Điện Địa Tạng: Nằm ngay sau điện Đại Hùng là điện Địa Tạng. Điện được xây trên một gò đất cao, thoáng với hàng cây xanh mát bao phủ xung quanh.
Điện Địa Tạng
Điện Địa Tạng
  • Mộ tháp cổ Hòa Thượng Thích Đôn Hậu: Hoà Thượng là trụ trì nổi tiếng của chùa, ông đã cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam nói chung và chăm sóc ngôi chùa Thiên Mụ nói riêng. Sau khi viên tịch, ông được người dân chôn cất ngay dưới chân tháp nằm ở cuối khuôn viên chùa để tỏ lòng biết ơn.
Mộ tháp cổ Hòa Thượng Thích Đôn Hậu
Mộ tháp cổ Hòa Thượng Thích Đôn Hậu

4. Giá vé, thời gian tham quan chùa Thiên Mụ ở Huế

Chùa Thiên Mụ vốn là ngôi chùa thờ phụng Đức Phật của người dân địa phương. Vậy nên khi vào chùa bạn sẽ không cần mất vé tham quan. Nếu bạn muốn cúng tiến Đức Phật thì có thể mua lễ hoặc dâng giọt dầu, thẻ nhang lên ban thờ nhà ngài là được. 

Lưu ý rằng, nhà chùa sẽ đóng cửa lúc 18h, có thể mở muộn hơn vào ngày rằm và mùng 1. Nên nếu bạn muốn tham quan, bái lễ thì hãy cố gắng đi trước giờ đóng cửa nhé!

5. Sắm lễ khi đi du lịch kết hợp cúng lễ tại chùa 

Sẽ có những du khách thắc mắc đi chùa Thiên Mụ cần chuẩn bị những gì? Tốt nhất bạn nên tự sắm lễ trước khi đến chùa để tránh bị mua đồ giá cao lại không như ý, đặc biệt là vào các dịp cao điểm và lễ lớn. Bạn có thể mua lễ vật cúng dường ở các cửa hàng tạp hoá hoặc ở chợ trung tâm thành phố.

Chùa Thiên Mụ thờ các vị Phật nên chỉ nên dâng lễ chay thay vì lễ mặn như ở các ngôi đền thờ thần linh khác. Một mâm lễ cơ bản chỉ cần có hương, hoa, quả tươi, bánh kẹo, chè, nước là đủ. Tùy tâm cúng lễ mà bạn có thể sắm sửa sao cho phù hợp, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên mua tiền vàng mã hoặc tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật, Chư Vị Bồ Tát và Thánh Hiền tại chùa. Chỉ nên đặt tại ban thờ của các vị Thánh, Mẫu, và Đức Ông. 
  • Không đặt tiền thật lên hương án chính điện, mà chỉ nên đặt vào hòm công đức được đặt tại chùa. 
  • Du khách chỉ nên cầu sức khoẻ, bình an ở cung Tam Bảo nơi thờ Chư Vị Bồ Tát cùng Phật Di Lặc. Nếu muốn cầu tiền tài, danh vọng hoặc tình duyên thì cầu ở ban Đức Ông hoặc trước ban các vị Thánh Mẫu.

6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Thiên Mụ 

Đi bất cứ chuyến đi nào, ở bất cứ đâu bạn cũng nên đọc và nhớ những lưu ý quan trọng để tránh làm hỏng chuyến đi cũng như lịch trình của bản thân. Dưới đây là những lưu ý dành cho bạn khi đến tham quan chùa Thiên Mụ Huế:

  • Trang phục: Khi đến thăm chùa Thiên Mụ Huế hay bất kể ngôi chùa nào thì bạn nên mặc trang phục nhã nhặn, kín đáo, màu sắc nhẹ nhàng. Không nên mặc váy hay những bộ đồ quá ngắn, quá phá cách. Bởi chùa là nơi thờ tự thanh nghiêm, việc mặc các bộ đồ lệch chuẩn sẽ bị coi là bất lịch sự và dễ bị các sư, vãi nhắc nhở, không cho phép vào chùa.
  • Lời nói: Tương tự như vậy, bạn cũng nên giữ ý tứ khi nói chuyện tại đây. Với không gian trầm lắng thanh tịnh, một vài tiếng cười đùa lớn hoặc những từ ngữ không hay sẽ biến bạn trở thành người bất lịch sự. Hãy cố gắng giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ để tôn trọng không gian thời phụng linh thiêng nhé.
  • Mang theo nước khi tham quan chùa: Bạn sẽ phải đi bộ nhiều và dễ mất nước. Vì vậy, mang theo nước và một số đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng là điều cần thiết. Trong sân chùa cũng được đặt nhiều ghế đá, hành lang được lợp mái che dành làm chỗ nghỉ ngơi cho du khách. Bạn có thể ngồi nghỉ ở đây tuỳ thích trước khi tiếp tục hành trình của mình nhé! 
Lưu ý khi đến chùa Thiên Mụ Huế
Lưu ý khi đến chùa Thiên Mụ Huế

Như vậy, Chùa Thiên Mụ Huế không hổ danh là “Đệ Nhất Cổ Tự” với bề dày lịch sử lên đến hơn 400 năm cùng những điểm đặc sắc về kiến trúc, văn hoá. Điểm đến này đã gây thương nhớ cho biết bao du khách thập phương mỗi lần đến thăm. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để sắp xếp lịch trình cho chuyến du lịch của mình thêm trọn vẹn và đáng nhớ.

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên đi thế nào, sắp xếp lịch trình ra sao cho hợp lý mà tiết kiệm thì hãy để Hòa Bình Tourist giúp bạn. Với kinh nghiệm 16 trong ngành cùng đội ngũ hướng dẫn viên địa phương giàu kinh nghiệm, Hòa Bình tourist hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn lịch trình tối ưu nhất với chi phí tiết kiệm nhất cùng những trải nghiệm đáng nhớ nhất. Đặt tour du lịch Huế ngay tại website https://hoabinhtourist.com/ hoặc hotline 0939.311.911 – 0913.311.911 nhé!