Đền Ông Hoàng Mười cầu gì, lưu ý gì khi đến đây?

Đền Ông Hoàng Mười là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách thập phương. Đền được xây dựng để thờ Quan Hoàng Mười – một vị thần xuống chốn dân gian để giúp dân giúp nước. Đặc biệt đến Ông Hoàng Mười nổi tiếng “cầu gì được nấy”, nên nếu bạn muốn đi đền Ông Hoàng Mười cầu may, cầu công danh sự nghiệp, hãy lưu ngay những kinh nghiệm sắm lễ và những thông tin khác ngay trong bài viết sau đây.

1. Đền Ông Hoàng Mười – Địa điểm du lịch Tâm Linh nổi tiếng 

Với lịch sử lâu đời và vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, đền Ông Hoàng Mười không chỉ là nơi tôn vinh văn hóa và tín ngưỡng dân tộc mà còn là điểm đến mang đến sự thanh tịnh và yên bình cho bất kỳ ai khi tới đây.

1.1. Giới thiệu về đền Ông Hoàng Mười

Đền Ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng để tưởng nhớ ông Hoàng Mười, người được cho là đã có công giúp nước để muôn dân được an cư lập nghiệp. Đền thờ tự có tên gọi khác là đền Mỏ Hạc hay còn được gọi với cái tên thân thuộc là đền Xuân Am

Đền Ông Hoàng Mười còn có tên gọi khác là đền Mỏ Hạc hoặc đền Xuân Am
Đền Ông Hoàng Mười còn có tên gọi khác là đền Mỏ Hạc hoặc đền Xuân Am

Hàng năm, Đền Ông Hoàng Mười tổ chức lễ hội khai điểm vào 15/3 Âm lịch và ngày lễ hội giỗ ông Hoàng Mười 10/10 Âm lịch thu hút rất đông người dân tại địa phương và du khách các vùng miền đến thăm viếng, cầu may mắn, bình an. Không chỉ vậy, trong suốt tháng 9, tháng 10 Âm lịch, trung bình mỗi ngày đền cũng đón hàng ngàn lượt khách về tham quan, làm lễ. 

Nơi đây lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử và là nơi thể hiện tinh thần tôn nghiêm, sự kính trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  

1.2. Sự tích về ông Hoàng Mười

Tương truyền, ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại, được giáng trần để giúp đời. Người dân xứ Nghệ cũng lưu truyền các truyền thuyết về lai lịch, thân thế, sự nghiệp của ông Hoàng Mười với những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam. 

Theo truyền thuyết, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của Đức Vua cha Bát Hải Động Đình (Long Thần Bát Hải Đại Vương), theo lệnh vua cha, ông giáng trần để giúp dân, giúp nước, bảo vệ bờ cõi, ổn định cuộc sống.

Mang tên Hoàng Mười không chỉ vì ông là con trai thứ 10 mà ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn. “Mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn. Không những là vị tướng xông pha chinh chiến nơi trận mạc, ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương. 

Lịch sử đền Ông Hoàng Mười còn có một truyền thuyết khác, ông giáng xuống trần và trở thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An. Tại đây, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triều đình và đất nước, ghi công lớn lao ở vùng biên viễn Nghệ An. Là người đứng đầu trong việc bảo vệ, mở mang bờ cõi quốc gia lẫn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, góp phần xây dựng triều đại nhà Lý phồn thịnh.

Còn theo lời kể ở vùng Hà Tĩnh, ông Hoàng Mười chính là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh.

(Theo trích dẫn từ Wikipedia)

Cho đến nay có rất nhiều dị bản về thân thế của ông. Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện ông Mười chính là Tướng quân Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ (thế kỷ XV), có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà).

Ông Hoàng Mười người có công với dân tộc Việt và đặc biệt là người dân xứ Nghệ
Ông Hoàng Mười người có công với dân tộc Việt và đặc biệt là người dân xứ Nghệ

Tại vùng đất xứ Nghệ, ông một lòng chăm lo đời sống, sự phát triển kinh tế, xã hội cho nhân dân. Theo huyền tích dân gian, trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh thì có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền và ông đã hóa ngay trên sông Lam.

Trong khi nhân dân đang thương tiếc cử hành tang lễ thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ. Khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã – biểu tượng đại diện cho sự tự do, sức mạnh, và sự năng động. Phút chốc, có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về Trời.

Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là ông Hoàng Mười, bởi ông chẳng màng bản thân, sẵn sàng xông pha chinh chiến nơi trận mạc. Ngày 10/10 Âm lịch được coi là ngày tiệc chính giỗ Đức quan Hoàng Mười. Vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền trải dài đến tận đôi bờ sông Lam. Người ta dâng ông cờ quạt, bút sách… để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.

Đền ông Mười nô nức dịp lễ hội hàng năm
Đền ông Mười nô nức dịp lễ hội hàng năm

Nguyễn Danh Ngà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa dân tộc nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng, tất cả các truyền thuyết dân gian nói trên về Ông Hoàng Mười đều là những cách giải thích đượm chất huyền tích hóa một biểu tượng anh hùng xứ Nghệ, gắn với một nam thần tiêu biểu được dung nạp vào hệ thống Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Qua hàng trăm năm nay, biểu tượng này càng ngày càng được tôn sùng và phổ cập do sức sống và sự lan tỏa mãnh liệt của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà việc hầu đồng, hát văn là những hình thức phổ biến và có sức truyền cảm mạnh mẽ”. – (Theo trích dẫn từ Dân trí)

1.3. Tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười? 

Đền Ông Hoàng Mười có địa chỉ cụ thể ở đâu? Có phải đền Ông Hoàng Mười Hưng Thịnh Hưng Nguyên Nghệ An hay đền Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh? Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười? Đền Củi và đền Ông Hoàng Mười có phải là một đền không? Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An ở đâu? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm và rất dễ nhầm lẫn. 

Việc có 2 đền Ông Hoàng Mười có thể xuất phát từ việc ông Hoàng Mười là một vị thần được thần thánh hóa ở nhiều địa phương khác nhau. Do vậy đã dẫn đến việc xây dựng nhiều đền thờ để tưởng nhớ và thờ phụng ông.

Ngoài ra, lý do có hai đền thờ ông Hoàng Mười là ngày xưa Nghệ An và Hà Tĩnh vốn là một, được ngăn cách bởi dòng sông Lam. Khi thuyền ông chìm trên sông, người dân hai bên bờ đều tỏ lòng thành kính nên đã lập hai đền thờ. Theo tìm hiểu, nhiều người cho rằng đền thờ ông Hoàng Mười chính là ở Nghệ An, còn đền ở Hà Tĩnh là đền thờ vọng để thờ cúng từ xa, hướng vọng về quê, hương khói trong những ngày giỗ, Tết. 

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An trước mặt là dòng sông Lam như một dải lụa xanh trải rộng, ôm ấp quanh Đền là sông Cồn Mộc quanh co, uốn khúc. Phía sau, bên kia sông Cồn Mộc là núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô với những dấu tích lịch sử. Đặc biệt, đền nằm xa làng mạc, lại ở giữa non nước, cây cối xanh tươi tạo nên một vẻ trong lành, yên ả.

Hình ảnh của đền Ông Hoàng Mười thuộc tỉnh Nghệ An
Hình ảnh của đền Ông Hoàng Mười thuộc tỉnh Nghệ An

Đền Củi Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh hay còn được gọi là đền Chợ Củi là nơi thờ ông Hoàng Mười, địa chỉ thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có vị trí đắc địa, lưng tựa núi Hồng Lĩnh, bên cạnh là dòng sông Lam thơ mộng, hữu tình. 

Đền Củi còn có tên gọi khác là đền Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh 
Đền Củi còn có tên gọi khác là đền Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh

Đó là lý do tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười và nhiều người thường nhầm lẫn hai đền này. Dẫu 2 tỉnh đều có đền thờ ông Hoàng Mười, song đền Ông Hoàng Mười bên dòng sông Lam, thuộc làng Xuân Am, tỉnh Nghệ An vẫn được nhiều người biết đến hơn.

Trả lời cho câu hỏi “đền Ông Hoàng Mười ở đâu Nghệ An?”, địa chỉ đền nằm tại vùng quê yên bình, thuộc làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2 km. Theo ghi chép, đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, đền bị phá huỷ. Năm 1995 đền được xây dựng lại, hiện giờ đã trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An. 

1.4. Kiến trúc đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Hiện tại, đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1ha, xung quanh được kiến tạo từ thiên nhiên, tạo nên không gian yên bình và linh thiêng. Đền được xây dựng theo kiến trúc của người dân Việt Nam, phản ánh sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật kiến trúc truyền thống và tâm linh.

Đền có cổng vào chính ở phía trước, mở ra một không gian linh thiêng với sự phục dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn (bức cuốn thư), đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Tại đền lưu giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Kiến trúc đền Ông Hoàng Mười kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật kiến trúc truyền thống và tâm linh
Kiến trúc đền Ông Hoàng Mười kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật kiến trúc truyền thống và tâm linh

Kiến trúc của đền Ông Hoàng Mười sử dụng vật liệu gỗ, được chạm trổ công phu với các hoạ tiết long, lân, quy, phụng và đá, với các cột trụ, mái ngói, tường được trang trí kỳ công. Các hoa văn trên tường và trần nhà thường mang nét truyền thống dân gian, thể hiện sự tôn kính và chỉn chu trong từng đường nét. 

Nhìn từ bên ngoài, đền thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An nổi bật với hình ảnh mái ngói được chạm trổ hình rồng múa đầy tính nghệ thuật. Mái ngói được làm từ ngói đỏ truyền thống, tạo điểm nhấn nổi bật giữa bầu trời xanh và cây cỏ xanh mướt. Đây cũng chính là lối kiến trúc điển hình thường thấy ở các ngôi đền, chùa Việt. 

Đền thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An nổi bật với hình ảnh ngói đỏ truyền thống
Đền thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An nổi bật với hình ảnh ngói đỏ truyền thống

Kiến trúc Đền gồm có tam quan nằm liên tiếp nhau, lần lượt là: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình mang đậm chất kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. 

Đặc biệt là kiến trúc của đền không chỉ là nơi tôn kính tâm linh mà còn là biểu tượng của văn hóa và lịch sử của địa phương, thu hút đông đảo du khách và nhà nghiên cứu văn hóa tìm hiểu và khám phá.

2. Đền Ông Hoàng Mười thờ ai? 

Đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An được xây dựng để tưởng nhớ và thờ ông Hoàng Mười, ông được xem là một vị thần bảo hộ của làng xóm, mang lại may mắn, bình an và thịnh vượng cho cộng đồng. 

Ngoài thờ Đức Thánh Hoàng Mười – nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt, đền còn thờ phụng các vị phúc thần: Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ, hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 

Ngoài thờ ông Hoàng Mười còn thờ phụng các vị phúc thần
Ngoài thờ ông Hoàng Mười còn thờ phụng các vị phúc thần

Đặc biệt, tại đây còn thờ Lê Khôi là người làng Lam Sơn (Lương Giang, nay là làng Cham, thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa). Ông là em Thái úy Lê Khang, con Hoàng Dụ Vương Lê Trừ, gọi Lê Thái Tổ là chú ruột.

“Nếu xét về mọi mặt, thì tướng Lê Khôi con người bằng xương bằng thịt thực sự, là một vị tướng ít được nhắc đến trong chính sử, có thể mới chính là ông thánh Hoàng Mười. Tôi có niềm tin chắc chắn là như vậy.” – nhà nghiên cứu sử địa phương Hoàng Hùng nhận định khi nói về Lê Khôi (Trích dẫn từ VTC News)

3. Đi đền Ông Hoàng Mười – Nghệ An cầu gì? 

Theo tín ngưỡng hầu đồng đền Ông Hoàng Mười thì ông Mười là vị thánh ban phát tài lộc cho con người, đặc biệt là ban lộc về công danh sự nghiệp giúp nhân dân làm ăn ngày càng ấm no hạnh phúc. Người dân đi lễ luôn tin rằng, khi đi đến đền chỉ cần thành tâm cúng bái và chăm chỉ làm ăn, tu chí rèn luyện, không ngừng nỗ lực sẽ được ngài ban phước lành , ăn nên làm ra. 

Đi đền Ông Hoàng Mười cầu bình an, may mắn, tài lộc
Đi đền Ông Hoàng Mười cầu bình an, may mắn, tài lộc

 

Người Việt đi đền Ông Hoàng Mười cầu gì? Thì đó là cầu cho con cái của mình khỏe mạnh, bình an, học hành tiến tới, đỗ đạt khoa cử, công việc thuận lợi, công danh, thành tài để làm rạng danh tổ tông… Còn người lớn thì cầu sức khỏe dẻo dai, bình an, gia đạo hạnh phúc, công danh sự nghiệp thăng tiến, suôn sẻ, phát tài phát lộc, mọi việc lớn nhỏ trong năm thuận buồm xuôi gió. Mọi người đến đây cũng là để cầu nguyện cho sự an lạc và thanh tịnh trong tâm hồn, giảm bớt sự bận rộn trong cuộc sống, căng thẳng và những xung đột không mong muốn.Những nguyện vọng này thường được thể hiện qua việc cúng dường và cầu nguyện.

Theo quan niệm từ xa xưa, người dân thường đến cầu những điều may mắn, tài lộc vào dịp đầu năm và đến trả lễ vào dịp cuối năm để tỏ lòng biết ơn.

Tại đền Ông Hoàng Mười, việc cầu nguyện thường diễn ra theo các bước sau:

  • Chuẩn bị lễ dâng: Người hành hương thường chuẩn bị các loại hoa, trái cây hoặc đồ lễ khác nhau. Việc chuẩn bị tươm tất như một biểu tượng của lòng thành kính và sự tri ân.
  • Thắp nén nhang: Thắp nén nhang là biểu tượng của sự gửi gắm niềm hy vọng, thường được thực hiện trước khi cầu nguyện.
  • Cầu nguyện: Người cầu thường nhẩm khấn cầu điều tốt lành cho bản thân, gia đình hoặc người thân.
  • Cảm nhận sự bình an trong tâm hồn: Sau khi cầu nguyện, người cầu thường tâm niệm và cảm nhận sự bình an, sự lắng đọng trong tâm hồn.
  • Rước lễ: Cuối cùng, người cầu thường rước lễ và tham gia vào các hoạt động tâm linh khác như nghe kinh, tham gia lễ hội hoặc cúng dường khác.

Đền Ông Hoàng Mười không chỉ là nơi để cầu nguyện mà còn là nơi để tìm kiếm sự an lạc, tinh thần và năng lượng tích cực từ các nghi lễ tâm linh. Điều này giúp người cầu tìm thấy sự động viên, sự an ủi và lòng tin vào một điều gì đó cao cả hơn, vượt lên trên những khó khăn và thách thức trong cuộc sống.

4. Những lưu ý khi đi lễ hội đền Ông Hoàng Mười

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười Nghệ An hàng năm có 2 kỳ hội lớn thu hút hàng nghìn du khách thập phương ghé thăm:

  • Lễ hội khai điểm vào ngày 15/3 Âm lịch 
  • Lễ hội giỗ Ông Hoàng Mười vào ngày 10/10 Âm lịch
Ngày thường đền Ông Hoàng Mười cũng rất đông du khách ghé thăm
Ngày thường đền Ông Hoàng Mười cũng rất đông du khách ghé thăm

Lễ hội đền ông Hoàng Mười thực sự là hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, dân cư địa phương và du khách gần xa trong cả nước. Những nghi thức, nghi lễ diễn ra tại lễ hội có sự tham gia sôi động của người dân khu vực. Ngoài việc tổ chức các hoạt động văn hóa, tâm linh thì lễ giỗ ông Hoàng Mười ở phần hội được tổ chức quy mô với các hoạt động thể thao, giải trí gắn kết cộng đồng và nhân dân các xã, huyện trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt nhất chính là lễ hội giỗ ông được tổ chức vào ngày 9 và 10/10 Âm lịch, được chia thành hai phần chính: phần lễ và phần hội. 

  • Phần lễ thường bao gồm các nghi thức tâm linh như lễ cúng, lễ hội và lễ rước, thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng của người dân đối với ông Hoàng Mười. 
  • Phần hội thường diễn ra sau phần lễ, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, chơi trò chơi dân gian, tạo nên không khí vui tươi và sôi động cho ngày lễ truyền thống này.
Lễ hội giỗ ông Hoàng Mười được tổ chức vào 9 và 10/10 Âm lịch
Lễ hội giỗ ông Hoàng Mười được tổ chức vào 9 và 10/10 Âm lịch

 

Mặc dù lễ hội tại đền Ông Hoàng Mười chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nếu du khách gần xa muốn xin lộc quan, muốn cầu bình an, may mắn, đến dâng hương và lễ ngài thì có thể đến bất kỳ ngày nào. Ngoài ra, vào mùng 1 hàng tháng hay ngày rằm đền cũng có nhiều hoạt động và đông đảo người dân cũng du khách thập phương tìm về. 

Để tránh đám đông và có trải nghiệm tốt nhất, bạn nên lựa chọn ngày thường không phải là ngày lễ hay ngày hội tín ngưỡng. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi đền Ông Hoàng Mười, hiểu cách hành hương và lễ hội địa phương để chọn ngày phù hợp nhất cho chuyến đi của mình.

Sắp lễ đền ông Hoàng Mười cần có đầy đủ 6 mâm lễ:

  • 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang
  • 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây
  • 1 mâm sớ điệp, trầu, cau, tiền dương, tiền quan
  • 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu (5 chén), nén nhanh, tiền vàng.
  • 1 mâm hoa, quả, trầu, cau, tiền dương, 1 chai nước
  • Tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt đã được rửa sạch, 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau khi đi lễ hội đền Ông Hoàng Mười để có trải nghiệm thú vị và ý nghĩa:

  • Thời gian hoạt động: Di tích đền Ông Hoàng Mười có giờ mở cửa đón du khách chiêm bái, tham quan từ 05:30 – 22:00 hàng ngày. Lịch hoạt động đền Ông Hoàng Mười tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết. Nên du khách đến tham quan không cần lo vấn đề đền Ông Hoàng Mười có mở cửa không.
  • Trang phục: Khi đi hành hương, cần chọn trang phục phù hợp với không gian tín ngưỡng, tránh các trang phục quá gợi cảm, lòe loẹt. Đồ trang điểm cũng nên nhẹ nhàng và tinh tế.
  • Nơi nghỉ ngơi: Chọn khách sạn, nhà nghỉ cách đền khoảng 2 – 5km để tránh đông đúc và đảm bảo an toàn cho cá nhân và cả đoàn.
  • An toàn: Luôn chú ý đến an toàn của bản thân và người thân khi tham gia các hoạt động đông người và có thể đông đúc.
  • Giao thông: Nếu đi xe máy hoặc ô tô, hãy lưu ý đến việc đỗ xe và di chuyển để tránh gây cản trở hoặc xảy ra sự cố giao thông. Để giữ sức khỏe, bạn cũng có thể chọn xe khách đi đền Ông Hoàng Mười làm phương tiện đến đây.
  • Vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và thải đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là sau khi sắm lễ và soạn lễ xong.
  • Tương tác: Hãy tôn trọng và thân thiện với mọi người trong lễ hội, tạo nên một không gian giao lưu tích cực và hòa mình vào không khí vui tươi của lễ hội.
  • Tiền bạc: Mang theo một ít tiền mặt để mua đồ lễ tại lễ hội hoặc sử dụng trong trường hợp cần thiết.
  • Chụp ảnh: Nếu bạn muốn chụp ảnh, hãy chắc chắn xin phép trước khi chụp ảnh người khác và tôn trọng không gian tín ngưỡng tại nơi thờ tụng.
  • Chuẩn bị đồ cá nhân: Du khách thường đi sớm nên mang theo một chút đồ ăn nhé, nước uống để quá trình tham quan thấy mệt, kịp thời bổ sung chút năng lượng là gợi ý phù hợp.
  • Tắt các thiết bị di động: Du khách nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào đền bạn nhé, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng.
  • Tôn trọng văn hóa: Khi tham gia các nghi lễ, bạn nên tôn trọng và tuân thủ theo quy tắc và truyền thống của địa phương để không làm mất đi ý nghĩa của lễ hội.

5. Review lịch trình đi đền Ông Hoàng Mười 2 ngày 1 đêm 

Đến chiêm bái, lễ và du lịch đền Ông Hoàng Mười có thể đi về trong ngày nhưng sẽ khá mệt với những du khách đi từ Hà Nội. Và để lịch trình đi đền Ông Hoàng Mười 2 ngày 1 đêm diễn ra thuận lợi, nhóm của chị Thu Trang – nhân viên văn phòng tại Hà Nội đã chọn tour “Đền Ông Hoàng Mười – đền Sòng – đền Cô Chín” của Hòa Bình Tourist với hình thức di chuyển bằng xe Hà Nội đi đền Ông Hoàng Mười

Nên chọn tour đi đền Ông Hoàng Mười 2 ngày 1 đêm để không phải lo lắng về lịch trình
Nên chọn tour đi đền Ông Hoàng Mười 2 ngày 1 đêm để không phải lo lắng về lịch trình

Bạn cũng có thể tham khảo ngay kinh nghiệm đi đền Ông Hoàng Mười chi tiết dưới đây của chị Thu Trang để giúp kế hoạch chuyến đi của bạn trở nên đáng nhớ và ý nghĩa:

Ngày 1: Khởi hành – Xuất phát từ Hà Nội đến đền Sòng – đền Cô Chín

  • 04h30 – 05h00: Cả đoàn 15 người tập kết tại điểm đón tại công viên Cầu Giấy.
  • 05h00 – 06h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của Hòa Bình Tourist đón tại điểm hẹn để di chuyển đến tỉnh Thanh Hóa. Trên đường đi, đoàn ăn sáng tại thành phố Phủ Lý. Chi phí ăn sáng cả đoàn tự túc, mỗi người chỉ hết khoảng 40.000đ – 50.000đ. Có thể ăn sáng bún chả kẹp tre hoặc phở, hướng dẫn viên sẽ hỗ trợ việc tìm quán theo sở thích và thống nhất của cả đoàn để đảm bảo tối ưu thời gian. Bạn có thể yên tâm vì hướng dẫn viên rất thân thiện và sẵn sàng hỗ trợ đoàn một cách nhiệt tình. Mặc dù 15 người, 15 ý nhưng vẫn đáp ứng gần như tối đa các yêu cầu của mọi người. Có lẽ đây là điểm cộng lớn nhất cho đơn vị mà đoàn đã đặt tour.
  • 06h00 – 08h00: Đến điểm đầu tiên là đền Sòng (đền Sòng Sơn) nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thế kỷ XVI. Đến với di tích đền Sòng Sơn không những được dâng hương tưởng nhớ các vị thánh, thần tại để thỏa mãn ý nguyện tâm linh, mà còn được tham quan, khám phá một vùng non nước hữu tình, thiên nhiên thơ mộng. Được thưởng ngoạn, tìm hiểu các hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của một vùng quê thông qua các kỳ lễ hội. 
  • 08h00 – 12h00: Lên xe và di chuyển đến đền Cô Chín –  một trong những di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng tại xứ Thanh. Đến đây có thể cầu nguyện sức khỏe, bình an cho gia đình, cầu cho công việc thuận buồm xuôi gió.  
  • 12h00 – 14h00: Ghé nhà hàng tại Thành phố Thanh Hoá ăn trưa. Với tiêu chí ngon, sạch nên bạn hướng dẫn viên có gửi cho cả đoàn trước thực đơn và vị trí của quán để tìm hiểu và chọn lựa. Rất may quán ăn đúng ý và các thành viên trong đoàn đều no bụng, hài lòng.
  • 14h00  – 16h30: Xe  di chuyển đi thành phố Vinh. Đến Vinh, đoàn nhận phòng khách sạn gần đền Ông Hoàng Mười nghỉ ngơi và ăn tối tại nhà hàng.

Như vậy là kết thúc hành trình ngày đầu tiên với nhiều điểm đến thú vị, rất cuốn hút. Cả đoàn nghỉ ngơi lấy sức để hôm sau di chuyển sớm đến đền Ông Hoàng Mười.

Ngày 2: Khám phá và dâng hương đền Ông Hoàng Mười và di chuyển về Hà Nội

  • 07h00 – 08h00: Dậy vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ đạc và ăn sáng tại khách sạn.
  • 08h00 – 10h00: Đoàn lên xe khởi hành đi dâng hương tại Đền Ông Hoàng Mười cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2km. Một số lưu ý khi đến với đền Ông Hoàng Mười:
    • Từ lối đi bên ngoài dẫn vào chùa, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều sạp hàng bán các đồ để dâng lễ, cũng có nhiều người viết sớ thuê ngồi dọc bên đường. Nếu mua đồ lễ mang vào trong bạn có thể đi ra phía sau có khu vực riêng để sắp lễ và nhớ dọn dẹp sạch sẽ sau khi xong bạn nhé.
    • Khi đi qua cổng Tam quan vào đền chùa bạn nên đi vào cửa Giả quan bên phải và đi ra bằng cửa Không quan bên trái. Bởi vì cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử ngày xưa, các bậc cao tăng đi vào đền chùa.
  • 10h30 – 13h00: Đoàn tập trung và dùng bữa trưa tại nhà hàng.
  • 13h00 – 18h30: Lên xe di chuyển về Hà Nội. Trên đường đi sẽ được dừng chân tại Thanh Hóa mua đặc sản nem chua, chả tôm, mắm tép, các loại bánh…
  • 18h30: Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình tour.

Lưu ý rằng, thời gian và lịch trình có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện giao thông và thời tiết. Để có một chuyến đi suôn sẻ, hãy lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi khởi hành.

Tâm bình an, lòng hướng thiện khi bước vào đền để cầu may, cầu an
Tâm bình an, lòng hướng thiện khi bước vào đền để cầu may, cầu an

Các thành viên trong đoàn chị Trang sau khi trải nghiệm tour của Hòa Bình Tourist đều nhận xét: “Điều đặc biệt sau chuyến hành trình 2 ngày 1 đêm này chính là đoàn mình đã được đặt chân đến đền Sòng, đền Cô Chín và đền Ông Hoàng Mười. Qua lời của hướng dẫn viên, hiểu biết hơn về giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu, hạnh phúc vì được đặt chân đến điểm du lịch văn hóa tâm linh của nhân dân và quan trọng là tâm bình an, lòng hướng thiện.”

tour đền ông hoàng mười - đền sòng - đền cô chín 2n1đ
Lựa chọn đơn vị tư vấn du lịch uy tín sẽ giúp hành trình đi lễ đền Ông Hoàng Mười thêm ý nghĩa

“Không chỉ vậy, đặt tour đi theo nhóm 15 người, nhóm mình còn được hưởng ưu đãi giảm đến 20%, chất lượng tour của Hoà Bình rất tốt, rất hài lòng, với giá thành rẻ chỉ hơn 1,1 triệu đồng thì quả thực mình chấm 10 điểm luôn. Nhớ rằng, khi đến đền Ông Hoàng Mười, bạn cần tuân thủ các quy tắc và truyền thống địa phương, đồng thời tôn trọng không gian và người dân địa phương. Chắc chắn rằng, mình và những người bạn của mình sẽ quay lại đây một lần nữa để khám phá thêm.”, chị Thu Trang cho biết thêm.

Khi đến đền Ông Hoàng Mười, bạn cần tuân thủ các quy tắc và truyền thống địa phương
Khi đến đền Ông Hoàng Mười, bạn cần tuân thủ các quy tắc và truyền thống địa phương

 

Sau chuyến đi 2 ngày 1 đêm ý nghĩa, anh Tuấn Mạnh – thành viên trong đoàn chị Trang cũng chia sẻ: “Như một vị khách hàng đã trải qua chuyến đi trọn gói cùng Hòa Bình Tourist tôi không thể không bày tỏ sự hài lòng và ấn tượng sâu sắc với dịch vụ mà Hòa Bình Tourist mang đến. Hướng dẫn viên của chúng tôi không chỉ là người dẫn đường tận tình mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về địa phương và văn hóa.

Đồ ăn trong chuyến đi không chỉ ngon miệng mà còn rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Chỗ nghỉ ngơi được sắp xếp chu đáo, thoải mái, giúp chúng tôi có những giờ phút thư giãn sau những hoạt động tham quan mệt mỏi.

Cùng với việc tham quan các điểm đến thú vị và đa dạng, chúng tôi cảm nhận được sự chuyên nghiệp và tận tâm từ đội ngũ của Hòa Bình Tourist. Với những trải nghiệm đặc biệt này, tôi rất sẵn lòng trở thành một khách hàng thân thiết của Hòa Bình Tourist và sẽ không ngần ngại chia sẻ trải nghiệm của mình với bạn bè và người thân”.

Khi bạn đến thăm đền Ông Hoàng Mười, việc đặt tour của Hòa Bình Tourist không chỉ đảm bảo cho bạn một trải nghiệm du lịch an toàn mà còn mang đến sự phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp. Với Hòa Bình Tourist, bạn sẽ được hưởng một lịch trình rõ ràng và chi tiết, từ việc đi lại không cần lo lắng xe đi đền Ông Hoàng Mười, lưu trú đến tham quan và ẩm thực, giúp bạn không phải lo lắng về việc tổ chức mà tập trung tận hưởng chuyến đi của mình.

Là cơ hội để bạn được trải nghiệm sự cẩn thận và chuyên nghiệp từ đội ngũ hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản của Hòa Bình Tourist. Họ không chỉ giúp bạn hiểu rõ về lịch sử và văn hóa địa phương mà còn đảm bảo chuyến đi của bạn diễn ra suôn sẻ và đáng nhớ.

Ngoài ra, việc đặt tour còn giúp bạn tiết kiệm chi phí. Tour đoàn từ 15 khách trở lên còn được ưu đãi đặc biệt thiết kế lịch trình theo yêu cầu của nhóm. Điều này giúp bạn và nhóm của bạn có thể tận hưởng chuyến đi một cách thoải mái và linh hoạt hơn. 

Đền Ông Hoàng Mười là một điểm du lịch độc đáo để khám phá văn hóa và lịch sử địa phương
Đền Ông Hoàng Mười là một điểm du lịch độc đáo để khám phá văn hóa và lịch sử địa phương

Đền Ông Hoàng Mười không chỉ là một địa điểm tâm linh đầy ý nghĩa mà còn là một điểm du lịch độc đáo để khám phá văn hóa và lịch sử địa phương. Sự cổ kính, linh thiêng “cầu gì được nấy” của ngôi đền chính là điểm hút du khách thập phương đến tham quan, hành lễ, dâng hương và thành tâm cầu nguyện. Khi đến đây, hãy tận hưởng không gian yên bình, tôn kính nghi lễ và hòa mình vào không khí truyền thống đầy sôi động của lễ hội. Đừng quên mang theo tinh thần mở lòng và trí tuệ để hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa tinh thần của người Việt. Chắc chắn rằng, bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ khi ghé thăm đền Ông Hoàng Mười.