TOP 21+ trò chơi team building trong lớp học vui nhộn, tăng tinh thần đoàn kết

Tổ chức các trò chơi team building trong lớp học là cách tốt nhất để gắn kết tình đoàn kết của lớp đồng thời giúp học sinh tăng hứng thú trong học tập. Vậy đừng bỏ qua Top 21+ trò chơi vui nhộn, sáng tạo dưới đây để áp dụng ngay cho lớp học của mình bạn nhé!

1. Bịt mắt rót nước – trò chơi team building trong lớp học được yêu thích

Bịt mắt rót nước là một trong những trò chơi tập thể vui nhộn trong lớp được nhiều bạn học sinh yêu thích. Trò chơi này đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp nhuần nhuyễn giữa những người chơi với nhau.

Bịt mắt rót nước – trò chơi team building trong lớp học được yêu thích. Ảnh: Google

Chuẩn bị: Khăn bịt mắt, cốc nước (nên là cốc nhựa, có chia vạch đo), bình nước cầm tay khoảng 2 lít

Số lượng người chơi: Mỗi đội có ít nhất 2 thành viên, không giới hạn đội chơi

Cách chơi: 

  • Mỗi lượt chơi, mỗi đội sẽ chọn ra một cặp đôi để thi đấu với đội khác. 
  • Tại mỗi lượt đấu, một người sẽ bị bịt mắt, người còn lại sẽ được đặt một chiếc ly ở trên đầu. 
  • Nhiệm vụ của người bị bịt mắt là cầm bình nước và rót vào ly nước ở trên đầu của người đồng đội còn lại. Đến cuối cùng, ly của đội nào hứng được nhiều nước hơn thì đội đó thắng.

2. Chạm tay đoán vật – Trò chơi team building trong lớp học tạo nhiều cảm xúc

Trò chơi chạm tay đoán vật luôn mang đến cảm xúc tò mò và bất ngờ cho mỗi người chơi. Bởi họ chỉ được sử dụng đôi tay của mình để cảm nhận và đoán đồ vật bên trong hộp kín. Điều này sẽ giúp rèn luyện khả năng nhanh nhạy và tư duy của mỗi thành viên.

Chạm tay đoán vật – Trò chơi team building trong lớp học tạo nhiều cảm xúc. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Thùng kín có 4 mặt đặc, 1 mặt kính trong suốt và mặt trên cùng của hộp được đục lỗ vừa bằng cổ tay
  • Đồ vật nhỏ vừa đủ đựng bên trong thùng.

Số lượng người chơi: không giới hạn số lượng thành viên và đội chơi thi đấu.

Cách chơi

  • Mỗi đội chơi lần lượt cử từng thành viên tiến lên phía thùng kín. Chú ý rằng, phía mặt kính trong suốt phải quay về phía khán giả. 
  • Người chơi dùng một tay, cho vào thùng, đoán đồ vật trong tay. 
  • Nếu đoán đúng thì đội chơi đó đạt được một điểm cộng, nếu đoán sai thì đội chơi đó không đạt được điểm nào. 
  • Từng thành viên trong đội thay phiên lên đoán đồ vật trong hộp. 
  • Đến cuối cùng, đội nào đoán đúng được nhiều đồ vật hơn thì đội đó chiến thắng.

3. Đoán câu từ

Đoán câu từ luôn được đánh giá là trò chơi thú vị, mang lại nhiều tiếng cười cho người chơi nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp ăn ý cực cao giữa các thành viên. 

Trò chơi đoán câu từ. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Tai nghe (nên là tai nghe trùm tai)
  • Máy phát nhạc

Số lượng người chơi: Mỗi đội khoảng 5 – 10 thành viên

Cách chơi: 

  • Mỗi thành viên tham gia thi đấu (trừ người đầu tiên) đều được đeo tai nghe ở mức âm lượng lớn nhất. Đảm bảo người chơi không nghe được bất kỳ âm thanh nào khác bên ngoài. 
  • Bắt đầu lượt chơi, người chơi đầu tiên nhận thông điệp và truyền đến người tiếp theo bằng cử chỉ, hành động hoặc lời nói. Lần lượt như thế cho đến người chơi cuối cùng. 
  • Người cuối cùng đưa ra đáp án nhận được từ đồng đội. Nếu đáp án đúng, đội chơi nhận 1 điểm và ngược lại. 
  • Chủ trò chơi đưa ra số lượng thông điệp cố định cho tất cả các đội chơi. 

4. Người ấy là ai?

Trò chơi thú vị giúp cho mỗi người chơi được hoá thân thành các nhân vật mình yêu thích. Đồng thời, họ cũng phải vận dụng tư duy nhạy bén để đoán biết nhân vật của đối phương.

Trò chơi người ấy là ai?. Ảnh: Google

Chuẩn bị: Trang phục hoá trang, mặt nạ, đồ trang điểm (nếu cần)

Số lượng người chơi: Không giới hạn số lượng người chơi

Cách chơi: 

  • Ban tổ chức hoặc chính thành viên của đội chơi sẽ hóa thân thành một nhân vật bí ẩn mà họ thích hoặc cho rằng đối thủ khó đoán ra được. 
  • Thành viên ở các đội chơi lần lượt đoán tên nhân vật. Đội nào đoán được nhanh và chính xác nhất sẽ dành chiến thắng.

5. Tam sao thất bản 

Tam sao thất bản là một trong các trò chơi tập thể vui nhộn trong lớp học được các bạn học sinh yêu thích. Trò chơi yêu cầu sự ăn ý và phối hợp rất chặt chẽ giữa các thành viên trong đội với nhau. Đôi lúc cũng có những tình huống dở khóc dở cười khi thông tin truyền đạt giữa các thành viên với nhau bị thiếu sót.

Trò chơi tam sao thất bản. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Giấy A3
  • Bút dạ ngòi to (màu đen hoặc xanh)

Số lượng: mỗi đội có từ 5 – 7 thành viên, không giới hạn số lượng đội chơi

Cách chơi: 

  • Đội chơi xếp thành hàng dọc, quay lưng vào với nhau. Sau khi thành viên đầu tiên nhận thông điệp sẽ truyền đến người tiếp sau bằng hình vẽ. 
  • Mỗi người chơi có khoảng 10 – 15s để vẽ và truyền đạt lại hình vẽ của mình đến người kế tiếp. Lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng. Nếu người cuối cùng trả lời đúng thông điệp đưa ra thì đội chơi sẽ đạt điểm và ngược lại.

6. Đuổi hình bắt chữ

Đuổi hình bắt chữ là trò chơi nổi tiếng truyền hình một thời ở Việt Nam, nay đã được ứng dụng trong trò chơi team building trong lớp học dành cho các học sinh. Tương tự như “tam sao thất bản”, trò chơi này cũng gây nhiều tình huống hài hước khiến các bạn học sinh đều vô cùng thích thú.

Trò chơi đuổi hình bắt chữ. Ảnh Google

Chuẩn bị: Tranh ảnh theo mục đích của người sắp xếp trò chơi

Số lượng: Các đội chơi chia đều với số lượng mỗi đội khoảng 5 người chơi

Cách chơi: 

  • Các đội chơi xếp thành hàng dọc quay lưng lại với nhau. Người chơi đầu tiên sau khi nhận thông điệp sẽ truyền cho người tiếp sau bằng hành động, tuyệt đối không được dùng lời nói. 
  • Mỗi người chơi có khoảng 10 giây để diễn đạt nội dung thông điệp. Lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng đưa ra câu trả lời, nếu trả lời đúng, đội chơi sẽ nhận được 1 điểm và ngược lại.

7. Thật hay giả

Nếu muốn gia tăng khả năng thấu hiểu cũng như nhanh nhạy của học sinh, bạn không nên bỏ qua trò chơi thật hay giả. Trong khi chơi, học sinh sẽ phải tiết lộ các thông tin thật hay giả về bản thân, từ đó giúp các bạn khác hiểu hơn về bản thân.

Trò chơi thật hay giả? Ảnh: Google

Chuẩn bị: Thông tin thật hoặc giả của mỗi người, có thể làm hình sẽ minh hoạ để trò chơi thêm thú vị

Số lượng: Không giới hạn số lượng người chơi

Cách chơi: 

  • Tất cả các thành viên xếp thành vòng tròn. Lần lượt từng người tiết lộ 3 thông tin đã chuẩn bị từ trước. Trong đó có thông tin thật và thông tin giả do người chơi quyết định. Sau đó, để những người chơi khác đoán thông tin đó là thật hay giả. 
  • Nếu người chơi khác đoán đúng thông tin là thật hay giả thì người đưa ra thông tin sẽ bị phạt. Ngược lại, nếu người chơi khác đoán sai, người chơi đó sẽ bị phạt.

8. Thổi tắt nến

Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi vận động nhẹ nhàng nhưng vẫn vui vẻ thuộc các trò chơi tập thể vui nhộn trong lớp học thì trò thổi tắt nến chính một lựa chọn phù hợp. Trò chơi thích hợp tổ chức cho mọi lứa tuổi và ở mọi sự kiện.

Trò chơi thổi tắt nến. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Nến cây với số lượng khoảng 5 cây
  • Khăn bịt mắt

Số lượng người chơi: Mỗi đội khoảng 5 người chơi

Cách chơi: 

  • Đốt nến và xếp theo quy luật nhất định. Mỗi đội chơi sẽ chia thành hai nửa. Một nửa thành viên được bịt mắt để một nửa số thành viên còn lại chỉ dẫn hướng di chuyển. 
  • Người được bịt mắt có nhiệm vụ thổi tắt toàn bộ số nến. Mỗi lượt chơi sẽ có 2 thành viên của 2 đội cùng tham gia thi đấu. Đội nào thổi tắt được nhiều nến hơn thì đội đó chiến thắng. 

9. Ném bóng vào ly

Thêm một trò chơi trong list trò chơi team building trong lớp học dành cho bạn lựa chọn đó là ném bóngvào ly. Trò chơi vận động nhẹ nhàng này sẽ tạo không khí hứng khởi, thích thú cho toàn bộ học sinh tham gia.

Trò chơi ném bóng vào ly. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Hạt bóng
  • Những ly đựng

Số lượng người chơi: Mỗi đội chơi khoảng 5 thành viên

Cách chơi: 

  • Mỗi đội chơi xếp thành một hàng dọc.
  • Ly đựng được đặt cách người chơi từ 1 – 1,5m. Lần lượt từng thành viên lấy bóng và ném vào ly đựng. 
  • Mỗi đội sẽ có 3 phút để thực hiện trò chơi. Hết 3 phút, đội chơi nào ném được nhiều bóng nhất vào ly đựng thì đội đó giành chiến thắng.

10. Ai ăn nhanh hơn

Ai ăn nhanh hơn là trò chơi tạo không khí hứng khởi và sôi động nhất trong những trò chơi tập thể vui nhộn trong lớp. Bởi việc chạy đua với thời gian để thực hiện thử thách sẽ tạo cảm giác vô cùng hứng khởi cho các học sinh.

Trò chơi ai ăn nhanh hơn? Ảnh: Google

Chuẩn bị: Sữa chua, thìa, áo mưa, khăn bịt mắt.

Số lượng: Mỗi đội chơi khoảng 4 thành viên

Cách chơi: 

  • Mỗi đội chơi sẽ cử hai thành viên để thực hiện thử thách. 
  • Trong lượt chơi, người chơi sẽ bị bịt mắt, những thành viên còn lại sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn những người chơi này. Một trong hai người chơi bị bịt mắt sẽ đút sữa chua cho người còn lại. 
  • Trong thời gian ngắn nhất, đội nào ăn hết sữa chua trước thì đội đó đạt được điểm số cao hơn. Lưu ý nếu sợ quần áo bị bẩn trong lúc chơi thì có thể mặc áo mưa để phòng hộ.

11. Ai sáng tạo nhất

Ai sáng tạo nhất là trò chơi kích thích khả năng phối hợp đội nhóm và rèn luyện trí tuệ nhất dành cho các bạn học sinh. Khi tham gia trò chơi, học sinh buộc phải phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn nếu muốn dành chiến thắng.

Trò chơi ai sáng tạo nhất?. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Miếng xốp to
  • Bút màu
  • Phụ kiện trang trí
  • Dao rọc giấy

Số lượng người chơi: Mỗi đội từ 3 – 5 người chơi

Cách chơi: 

  • Mỗi đội sẽ được phát những dụng cụ được chuẩn bị từ trước. Trò chơi sẽ được bắt đầu sau khi chủ trò chơi đưa ra chủ đề. 
  • Trong thời gian quy định, các thành viên trong đội chơi phối hợp nhịp nhàng với nhau để đưa ra ý tưởng đồ vật phù hợp với chủ đề và tao ra bằng hiện vật. Đội chơi nào làm được đồ vật đẹp nhất, được bình chọn cao nhất thì đội chơi đó sẽ dành được chiến thắng.

12. Trò chơi chuyền chanh

Trò chơi chuyền tranh đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp cực ăn ý giữa các thành viên trong quá trình chơi. Đồng thời, các bạn cũng phải có sự bình tĩnh nhất định để không bị tác động nhiều từ yếu tố bên ngoài.

Trò chơi chuyền chanh. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Quả chanh
  • Thìa nhỏ, cán dài
  • Rổ

Số lượng người chơi: Mỗi đội có từ 6 – 8 thành viên

Cách chơi: 

  • Mỗi đội xếp thành một hàng dọc, quay lưng vào với nhau. 
  • Mỗi thành viên sẽ ngậm một chiếc thìa. Nhiệm vụ của toàn đội chơi là dùng thìa và di chuyển quả chanh từ đầu hàng đến cuối hàng trong thời gian ngắn nhất. Nếu rơi chanh thì phải bắt đầu lại từ đầu. 
  • Trong suốt quá trình di chuyển, các thành viên không được phép dùng tay để đỡ. Trong thời gian quy định, đội nào chuyền được nhiều chanh nhất thì đội đó chiến thắng.

13. Nối từ

Nối từ là trò chơi nhẹ nhàng, không cần vận động những vẫn tạo nên sự hứng khởi cho các bạn học sinh. Với trò chơi này, các bạn cần phải suy nghĩ từ ngữ thích hợp và đôi khi sẽ có những từ ngữ hài hước, tạo không khí vui tươi cho trò chơi.

Trò chơi nối từ. Ảnh: Google

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị

Số lượng người chơi: Số lượng người chơi không giới hạn

Cách chơi: 

  • Người chơi xếp thành vòng tròn. 
  • Người chơi đầu tiên sẽ nói một từ ghép nhất định có 2 chữ. Người chơi tiếp theo phải nói được một từ ghép bắt đầu bằng từ cuối cùng mà người chơi kế cận vừa nói. Mỗi người có 5 giây để suy nghĩ. 
  • Lần lượt các thành viên thực hiện thử thách. Người chơi nào không nối được từ hoặc từ đó không có ý nghĩa thì sẽ là người thua và phải rời khỏi vòng tròn. Người ở lại vòng tròn đến cuối cùng sẽ là người dành chiến thắng.

14. Ghép hình

Nếu bạn muốn rèn luyện sự kiên trì và nhạy bén của các học sinh thì nên chọn trò chơi ghép hình. Thông qua các mảnh ghép puzzle, các bạn học sinh sẽ phải làm việc với nhau để tạo ghép nên bức tranh trong thời gian ngắn nhất.

Trò chơi ghép hình. Ảnh: Google

Chuẩn bị: Các mảnh ghép puzzle

Số lượng: Mỗi đội chơi từ 3 – 4 người chơi

Cách chơi: 

  • Quản trò sẽ đưa cho mỗi đội một tấm bảng mẫu cùng những mảnh ghép phù hợp. 
  • Trong thời gian ngắn nhất, cả đội phải phối hợp với nhau để ghép các mảnh ghép với nhau tạo nên bức tranh hoàn chỉnh như mẫu. Đội nào lắp ghép được nhanh nhất, đội đó sẽ dành chiến thắng.

15. Nhanh tay lẹ mắt

Thêm một trò chơi vận động để bổ sung vào lựa chọn cho bạn đó là nhanh tay lẹ mắt. Trò chơi đòi hỏi người chơi cần có sự nhận biết nhanh nhạy và khả năng vận động linh hoạt động để có thể giành được chiến thắng.

Trò chơi nhanh tay lẹ mắt. Ảnh: Google

Chuẩn bị: Các vật dụng

Số lượng người chơi: Mỗi đội có từ 3 – 5 thành viên, chia thành các đội nhỏ khác nhau

Cách chơi: 

  • Quản trò sẽ sắp xếp các vật dụng ở những vị trí khác nhau trong lớp học. Các đội chơi đứng trước vạch xuất phát. 
  • Khi quản trò đọc tên vật dụng lên, đội nào lấy được đồ vật trước thì đội đó dành được 1 điểm. Hết thời gian quy định, đội nào lấy được nhiều đồ vật hơn đội đó giành được chiến thắng.

16. Ai tinh mắt hơn

Ai tinh mắt hơn là trò chơi rèn luyện trí tuệ cực cao dành cho các bạn học sinh khi tham gia. Bởi trò chơi đòi hỏi người tham gia phải nhớ được càng nhiều đồ vật càng tốt nếu muốn dành chiến thắng. 

Trò chơi ai tinh mắt hơn. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Khoảng 30 đồ vật khác nhau (nên là đồ vật nhỏ)
  • Khăn, giấy, bút, bàn

Số lượng người chơi: Mỗi đội chơi khoảng 5 thành viên

Cách chơi: 

  • Ban tổ chức sẽ bày 30 vật dụng khác nhau trên bàn và phủ một tấm khăn lớn lên trên. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải ghi nhớ càng nhiều đồ vật càng tốt. 
  • Trò chơi bắt đầu, quản trò mở tấm khăn phủ đồ vật ra. Các đội chơi có 40 giây để ghi nhớ toàn bộ số đồ vật này. Hết thời gian ghi nhớ, đội chơi ghi các đồ vật ra giấy. Đội nào có nhiều đáp án chính xác nhất thì đội đó dành được chiến thắng.

17. Ai là triệu phú

Dựa theo mô-típ của chương trình “Ai là triệu phú” nổi tiếng truyền hình Việt Nam, trò chơi này cũng được biến đổi để phù hợp tổ chức trong khuôn khổ lớp học. Trò chơi sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện được sự nhanh nhạy và thông minh.

Trò chơi ai là triệu phú? Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • 2 chiếc ghế lớn
  • List câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau

Số lượng người chơi: 10 người chơi

Cách chơi: 

  • Quản trò sẽ đưa ra một câu hỏi để cho mười người chơi cùng trả lời, người trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được ngồi vào “ghế nóng”. 
  • Khi ngồi vào ghế nóng, người chơi sẽ được hỏi lần lượt các câu hỏi theo list câu được chuẩn bị từ trước. Người chơi lần lượt có 3 mốc để chinh phục gồm 5, 10, 15 câu hỏi và 3 sự trợ giúp đi cùng là nhờ sự trợ giúp của khán giả, nhờ tư vấn của giáo viên và 50:50. Người chơi nào càng trả lời được nhiều câu hỏi nhất thì càng nhận được phần quà giá trị.

18. Ném bóng trúng rổ

Thuộc list các trò chơi team building trong lớp học có tính vận động cao, ném bóng trúng rổ gây hứng thú cho các bạn học sinh khi vừa được vui chơi, vừa được chạy nhảy, hoạt động tay chân. 

Trò chơi ném bóng trúng rổ. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Xô hoặc rổ nhựa
  • Bóng nhựa màu sắc

Số lượng người chơi: Mỗi đội chơi có ít nhất 5 thành viên

Cách chơi

  • Mỗi đội chơi xếp thành hàng dọc và cử ra một thành viên đứng cách khoảng 2m, cầm xô hoặc rổ nhựa đã chuẩn bị trước. 
  • Trong khoảng thời gian 3 phút, các thành viên lần lượt cầm bóng ném vào rổ. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ nhất thì đội đó dành chiến thắng.

19. Câu đố vui

Nếu bạn muốn rèn luyện tư duy cùng trí thông minh cho các bạn học sinh thì nên chọn trò chơi câu đố vui. Với những câu hỏi chơi chữ thú vị, người chơi sẽ có cảm giác vô cùng thích thú khi tìm ra được câu trả lời cho mỗi câu đố vui.

Trò chơi câu đố vui. Ảnh: Google

Chuẩn bị: Các câu đố vui thú vị

Số lượng người chơi: 

  • Mỗi đội chơi có khoảng 5 thành viên
  • Có ít nhất 2 đội thi đấu

Cách chơi: 

  • Mỗi đội chơi sẽ tự sưu tầm câu đố vui và đưa ra câu hỏi cho đội đối phương. Trong thời gian quy định, nếu đối phương trả lời chính xác thì đội đó dành được điểm và ngược lại. 
  • Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều điểm nhất thì đội đó dành chiến thắng.

20. Viên bi ngàn cân

Sự khéo léo và tính toán cẩn trọng của người chơi sẽ được thể hiện rõ ràng nhất khi chơi cùng trò viên bi ngàn cân. Nếu không khéo léo, người chơi sẽ khó dành chiến thắng cho cả đội.

Trò chơi viên bi. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Viên bi với số lượng khoảng 20 – 30 viên
  • Cốc nước 

Số lượng người chơi: Mỗi đội khoảng 5 thành viên

Cách chơi: 

  • Mỗi thành viên của từng đội sẽ lần lượt thả từng viên bi vào một cốc nước đã có lượng nước nhất định. Đến cuối cùng, thành viên của đội nào thả bi làm nước tràn ra ngoài thì đội đó sẽ bị thua cuộc.

21. Ngửi đồ đoán vật

Ngửi đồ đoán vật là trò chơi thử thách sự nhạy bén của khứu giác. Người chơi cần tư duy về mùi hương để tìm ra tên gọi thích hợp của đồ vật. Đối với những học sinh thích trải nghiệm, khám phá thì đây chính là trò chơi phù hợp nhất.

Trò chơi ngửi đồ đoán vật. Ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Khăn bịt mắt
  • Đồ vật để đoán (thường là đồ ăn, trái cây, … những loại đồ có mùi hương)

Số lượng người chơi: Không giới hạn số lượng người chơi hoặc chơi theo đội từ 3 – 5 người

Cách chơi: 

  • Người chơi sẽ được bịt mắt và chỉ được dùng khứu giác để nhận biết đồ vật được đưa đến. Trong vòng 3 phút ai đoán đúng được nhiều đồ vật nhất thì người đó sẽ giành được chiến thắng. 
  • Nếu chơi theo đội nhóm, thì lần lượt từng người được ngửi đồ khác nhau. Đội nào đoán đúng được nhiều đồ vật nhất thì đội đó dành chiến thắng.

21. Lưu ý khi tổ chức trò chơi team building trong lớp học

Việc tổ chức các trò chơi team building trong lớp học mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt với việc gắn kết các thành viên trong lớp. Đối với những đứa trẻ, kỹ năng xã hội và giao tiếp còn yếu, việc tổ chức các trò chơi team building sẽ thúc đẩy sự gắn kết tập thể, rèn luyện kỹ năng tư duy, vượt thử thách, đạt mục tiêu. Tuy nhiên, khi tổ chức các trò chơi này, bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Mỗi trò chơi team building sẽ thích hợp với mỗi độ tuổi học sinh khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc nội dung trò chơi có phù hợp với tính chất của lớp học hay không. Ví dụ như lớp học trầm, học sinh không có sự gắn kết nên tổ chức trò chơi vận động nhẹ, có tính tương tác cao, lớp học sinh nhỏ, phù hợp với trò chơi đơn giản, nhẹ nhàng …
  • Hãy nghiên cứu thật kỹ các thành viên trong lớp học để xây dựng kịch bản các trò chơi cho phù hợp. Nếu như đây là lớp mới thì cần bổ sung các trò chơi cho các bạn giới thiệu, làm quen với nhau hay đây là lớp gồm các học sinh thích vận động, cần thiết kế các trò chơi vui tươi, có tính cạnh tranh và vận động tay chân.
  • Hãy luôn đảm bảo sự công bằng trong các trò chơi. Kể các những trò chơi team building đơn giản nhất cũng phải đảm bảo các thành viên đều được tham gia và đóng góp. Không nên để việc cạnh tranh quá cao làm ảnh hưởng đến tinh thần của các bạn học sinh.
  • Luôn tạo không gian an toàn trong các trò chơi. Đặc biệt, khi tổ chức trò chơi cho các lớp học sinh nhỏ thì việc đảm bảo an toàn càng phải được đề cao. Bên cạnh đó, hoạt động team building nên được diễn ra dưới sự giám sát của giáo viên hoặc người lớn để vừa đảm bảo tính an toàn vừa để giúp các bạn học sinh không đi chệch hướng của trò chơi.

Trên đây là Top 21+ trò chơi team building trong lớp học vui nhộn và tăng tính đoàn kết nhất. Hãy lựa chọn trò chơi thật thông minh và xây dựng kịch bản thật khéo léo để vừa đạt được hiệu quả rèn luyện kỹ năng cho lớp học, vừa tạo không gian vui chơi đầy thú vị cho các bé nhé. 

Đừng quên, tham khảo Hoà Bình Tourist nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, bài bản, đầy đủ mọi dịch vụ, đặc biệt đối với sự kiện team building gắn kết tình đồng đội. Với phương châm “chất lượng làm nên danh tiếng”, Hoà Bình Tourist tự tin đem đến cho bạn giải pháp sự kiện chất lượng, hiệu quả và vô cùng sáng tạo.