Đền Cô Chín vào các dịp lễ, đầu năm mới lại nô nức du khách thập phương đến dâng hương, tỏ lòng thành kính. Đặc biệt những người làm kinh doanh, đền Cô Chín là nơi linh thiêng để xin lộc làm ăn. Vậy Đền Cô Chín Giếng ở đâu? Đi đền Cô Chín cầu gì?
1. Đền Cô Chín – Người kinh doanh “mách” nên “đi xin lộc cô” để làm ăn phát đạt
Đền Cô Chín Thanh Hóa là ngôi đền lâu đời và là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua của những người kinh doanh. Chính vì thế mà hằng năm, mỗi năm rất đông người đến đền làm lễ, xin lộc cô lộc làm ăn.
1.1. Đền cô chín ở đâu?
Đền Cô Chín hay còn được biết đến với cái tên đền Cô Chín Giếng Thanh Hóa. Đến thờ Cô Chín là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh. Năm 1993, đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp Quốc Gia.
Tương truyền rằng Cô Chín là người tài giỏi, có phép thần thông quảng đại. Cô là người có tấm lòng nhân ái, luôn giúp đỡ dân lành. Vì thế, mọi người thường đến đây dâng lễ, cầu sức khỏe, tiền tài. Đặc biệt người kinh doanh thường tới đây cầu mong cho một năm làm ăn suôn sẻ, thuận lợi.
Vậy đền Cô Chín ở đâu? Nhiều người biết đền Cô Chín ở Thanh Hóa tuy nhiên lại không biết rõ đền Cô Chín ở đâu Thanh Hóa. Hiện nay có rất nhiều nơi thờ phụng cô. Tuy nhiên, cô Chín được thờ chính tại đền Cô Chín Giếng, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, một số người lầm tưởng rằng đền Sòng Sơn chính là đền Cô Chín Giếng Thanh Hóa. Thế nhưng vì danh tiếng của cô Chín quá lớn nên mới gây ra sự hiểu lầm này. Thực tế đến Sòng cách đền thờ cô Chín 2km đấy nhé.
Hiện nay cung đường di chuyển đến Thanh Hóa hay đền Cô Chín rất thuận tiện và dễ dàng di chuyển. Du khách có thể đi đến đền Cô Chín Bỉm Sơn bằng phương tiện xe máy hoặc ô tô, tùy thuộc vào nhu cầu và chi phí của mình.
1.2. Sự tích đền cô chín
Đền Cô Chín là nơi thờ tự người con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng đế – Cửu Thiên Huyền Nữ. Ngôi đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Năm 1939, Đền được tu sửa và tiếp tục được trùng tu, tôn tạo vào năm 2004.
Nói về sự tích đền Cô Chín, người dân tương truyền rằng trong cuộc giao tranh giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh, công chúa Liễu Hạnh đã gặp nạn và biến thành rồng, ẩn nấp tại chín cái giếng thiêng nơi ở của Cửu Thiên Công Chúa.
Vì lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ người, Cửu Thiên Huyền Nữ đã hóa phép che chở, giúp Chúa Liễu Hạnh thoát nạn. Cảm tình trước hành động của Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa Liễu Hạnh đã kết nghĩa chị em với cô. Chính bởi vì thế mà hằng năm khi tổ chức lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước từ đền Sòng sang đền Cô Chín như muốn gợi đến hình ảnh chị đến thăm em, biểu hiện một nét đẹp trong văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
Đền Cô Chín được người dân lập đền thờ để tưởng nhớ tới công ơn và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền nữ đã cứu Chúa Liễu Hạnh.
Tuy nhiên cũng có dị bản khác về sự tích đền Cô Chín Giếng Thanh Hóa. Tương truyền rằng là một vị thánh trong Tứ Phủ Thánh Cô. Cô Chín có nhiều tài phép thần thông và đặc biệt là có khả năng xem bói 1000 quẻ mà không sai một quẻ nào.
Những người phạm tội trái với cô, cô sẽ đưa họ về Thiên Đình để trừng phạt và thu hồn phách, hành hạ đến khi điên đầu, dại điểm. Sau khi đi dạo khắp nơi, cô đã ngạc nhiên và cảm thấy thích thú với vẻ đẹp kỳ thú của vùng đất Thanh Hóa nên đã chọn đây làm nơi ở và họp mặt các nữ thần.
Ngoài ra, nhờ vào khả năng xem bói của mình, trong những cuộc xâm lăng của quân giặc, Cô Chín đã phò giúp vua giành được nhiều chiến thắng, đánh tan kẻ thù ngoại xâm. Chính vì thế mà sau này, người dân gần xa lập đền thờ, ngày đêm hương khói như tỏ lòng thành kính, biết ơn dành cho Cô Chín.
1.3. Kiến trúc đền Cô chín
Đến với đền Cô Chín Thanh Hóa, bạn sẽ phải ngỡ ngàng với vị thế đẹp của ngôi đền – hướng ra sông. Đền Cô Chín không qua lớn nhưng lại được quy hoạch và có nhiều cây, tạo không gian xanh, trong lành cho du khách.
Được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ thứ XVII, đền cô Chín giếng mang kết cấu của một ngôi đền cổ. Mái đền có màu ngói đỏ cam cùng những hoa văn họa tiết mang đậm nét văn hóa tâm linh. Ngay mặt trước đền là bốn cây cột đá lớn, giống như cổng Tam quan để du khách bước qua.
Bước vào đền đầu tiên là Tam Môn, tiếp đến là cung ngoài có 7 gian đều gắn nghi môn, cửa võng gỗ được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ở gian giữa có ban thờ Cô Chín, bên phải là cung Chầu Cửu, bên trái ban thờ Ngũ vị tôn ông.
Năm 1993, Đền Cô Chín vinh dự được Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận là một di tích lịch sử quốc gia và có nhiều lần tu sửa sau nhiều năm. Tuy nhiên ngôi đền vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm. Khi đến đền, bạn sẽ thấy nhiều hoành phi câu đối ngợi ca khung cảnh đền và công đức của cô Chín với nhân dân.
Nếu có đến với Thanh Hóa, bạn hãy ghé thăm Đền Cô Chín để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngôi đền cổ cùng với những câu chuyện tâm linh thú vị này nhé!
1.4. Thời gian đi lễ đền cô chín
Đền cô Chín Giếng tại tỉnh Thanh Hóa được xây dựng với quy mô lớn cho nên nhiều lễ hội liên quan đến tâm linh, văn hóa hầu hết được tổ chức tại đền cô Chín. Lễ hội truyền thống tại Đền Cô Chín được tổ chức vào 26/2 âm lịch hằng năm. Du khách tham gia lễ hội sẽ có cơ hội chứng kiến lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín Giếng và lên đèo Ba Dội.
Bên cạnh đó, ngày 9/9 âm lịch hằng năm là hội đền Cô Chín Bỉm Sơn Thanh Hóa. Đây là lễ hội quan trọng mang đậm nét văn hóa truyền thống. Du khách đến thăm vãn cảnh đền vào dịp này sẽ cảm nhận được không khí hân hoan, náo nhiệt của lễ hội.
Bạn có thể ghi nhớ các mốc thời gian trên để có thể đến đúng dịp lễ hội tại đền Cô Chín Sòng Sơn Thanh Hóa. Còn nếu không có thời gian, bạn hoàn toàn có thể đến xin lộc cô Chín bất kỳ thời điểm nào trong năm.
2. Đi đền Cô chín cầu gì?
Vậy đến đền Cô Chín cầu gì? Cô Chín nổi tiếng là người có nhiều tài phép và công đức độ lượng. Cô là người vừa có quyền pháp, vừa có tấm lòng bao dung, vị tha, sẵn lòng giúp đỡ nhân dân. Chính vì thế mà khi đến đền Cô Chín Bỉm Sơn Thanh Hóa, bạn có thể xin sức khỏe, bình an cho gia đình và người thân. Còn với những người kinh doanh thì cầu xin cho công việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.
Nhiều người khi đến đền, chùa xin lộc thường muốn có một phần lễ dâng lên để tỏ lòng thành kính. Thế nhưng không ít người còn loay hoay không biết khi đến Đền Cô Chín Giếng phủ na thì cần chuẩn bị những gì.
Khi sắm lễ đền Cô Chín Sầm Sơn, bạn không cần đặt nặng vấn đề phải sắm lễ thật to mới thể hiện được lòng thành. Dâng lễ vật đến Đền thường tùy tâm, đôi khi là thẻ hương, bông hoa hay chút tiền âm phủ.
Với những ai có điều kiện hơn muốn lễ vật của mình được tươm tất khi dâng lên đền Cô Chín phủ na thì có thể chuẩn bị bao gồm: 12 quả cau; 12 lá trầu; cút rượu; 9 bông hồng; thẻ hương; giấy tiền; món mặn hay chay đều được; hoa quả; cánh sớ. Quý khách cũng không nên đi lễ là những quả đi theo chùm như nho, nhãn,… mà nên đi bằng những loại quả lẻ, chỉ có một như bòng bưởi, táo,…
Nếu không, tại đền Cô Chín cũng có các cửa hàng bán đồ lễ và viết sớ. Bạn có thể đến đó và nhờ chủ cửa hàng sắp lễ cho mình trước khi vào đến.
3. Lưu ý khi đi đền cô Chín
Đền Cô Chín Thanh Hóa là địa điểm du lịch tâm linh. Chính vì thế mà khi đến đây, bạn cũng cần có những điều phải lưu ý khi lễ đền cô Chín.
- Trang phục là điều đầu tiên mà bạn cần chú ý đến. Quần áo dài, kín đáo, không mặc áo khoét nách, váy quá ngắn hoặc cắt xẻ. Điều này thể hiện sự thành kính, tôn trọng khi đến các địa điểm tâm linh.
- Khi đến làm lễ, bạn nên khấn trước ở ban thờ bên ngoài. Đây được coi như một hình thức xin phép, sau đó ở bên trong đền.
- Nếu như bạn chưa kịp chuẩn bị đồ lễ khi đến đền, hoặc không tiện để mang do đường xa thì bạn có thể mua sắm lễ ngay tại đền. Tại đây có gian hàng sắm lễ cho bạn và viết sớ.
- Cần chú ý các biển chỉ dẫn của đền, không vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan ngôi chùa
- Đi nhẹ, nói khẽ. Tại nơi tâm linh, tránh cười nói to, làm ảnh hướng tới người khác. Đặc biệt không chen lấn xô đẩy.
Đền Cô Chín giếng thường đông vào đầu năm khi mọi người đi xin lộc, đặc biệt là thời điểm tháng giêng có nhiều lễ hội được diễn ra. Tuy nhiên du khách có thể đến đền bất cứ ngày nào trong năm. Chỉ cần thành tâm xin lộc chắc chắn sẽ được cô phù hộ. Ngoài ra quý khách khi đi lễ vào thời điểm đông đúc nên cẩn trọng, chú ý đồ đạc các nhân để tránh bị kẻ gian lợi dụng.
4. Review đi đền cô chín 2n1đ
Sau đây là một vài chia sẻ của nhóm bạn trẻ về tour 2 ngày 1 đêm đến Đền Cô Chín cho những ai đang có ý định tham quan và chiêm bái tại đền Cô Chín Thanh Hóa sắp tới tham khảo.
Ngày thứ nhất: Hà Nội – Đền Sòng – Đền Cô Chín
5h00: Xe và hướng dẫn viên của HoaBinhTourist đón đoàn, bắt đầu hành trình. Vì thời gian xuất phát khá sớm nên nhóm mình tự chuẩn bị bữa sáng.
Một số bạn trong nhóm bị say xe nên nhóm chuẩn bị sẵn thuốc say xe để dùng khi cần. Lúc đầu chúng mình nghĩ sẽ lên xe ngủ suốt khoảng thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Thanh Hóa. Tuy nhiên khi lên xe, hướng dẫn viên của HoaBinhTourist đã rất nhiệt tình, chia sẻ nhiều câu chuyện hay, thú vị khiến nhóm chúng mình khá hứng thú và không cảm thấy chán nản hay mệt mỏi dù phải di chuyển quãng đường dài.
8h00: Xe đến Thanh Hóa, nhóm mình đến đền Sòng (đền Sòng Sơn). Đây là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Sau khi dâng hương và vãn cảnh đền, chúng mình di chuyển đến đền Cô Chín cách đền Sòng khoảng 2km.
Khi đến Đền Sòng Sơn và Đền Cô Chín, bản thân mình và các bạn trong nhóm cũng rất bất ngờ với cảnh quan tại khu vực đền. Khung cảnh thơ mộng có sông, núi chạy bao quanh tạo cảm giác vô cùng thư thái.
Đền Sòng Sơn rộng, thoáng mát, có nhiều cây xanh. Ngay trước sân đền là tượng Quan Thế Âm được đặt dưới gốc cây bồ đề. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm, cổ kính của ngôi đền. Mình nghĩ bất kỳ ai nếu có cơ hội cũng nên đến Đền Cô Chín Sòng Sơn Thanh Hóa một lần để cảm nhận vẻ đẹp nơi đây.
Đặc biệt đền Cô Chín có dòng suối Sòng chảy qua hay còn được mọi người gọi là suối cá thần. Do nơi đây có rất nhiều cá vàng được mọi người thả phóng sinh, tạo nên một khung cảnh vô cùng sinh động. Mọi người có thể mua thức ăn để cho cá ăn hoặc ngắm nhìn đàn cá bơi cũng rất thú vị đấy chứ.
12h00: Xe và hướng dẫn viên đưa nhóm chúng mình đến một nhà hàng tại Thành Phố Thanh Hóa để ăn trưa. Không gian tại nhà hàng vô cùng thoáng mát, rộng, đồ ăn cũng rất hợp khẩu vị với chúng mình.
14h00: Đoàn di chuyển đến Thành Phố Vinh. Chúng mình nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn trước rồi đi ăn tối. Buổi tối mọi người có thời gian đi khám phá thành phố Vinh. Kết thúc lịch trình ngày thứ nhất.
Một trong những điều khiến mình cảm thấy ưng ý trong chuyến đi này chính là các địa điểm ăn uống và lưu trú. Các nhà hàng mà chúng mình ăn đều rất sạch sẽ, không gian rộng và được bài trí phù hợp. Đồ ăn đều tươi và hợp khẩu vị.
Khách sạn chúng mình lưu trú là khách sạn 3 sao. Nhóm mình có 8 người được ở 4 phòng, mỗi phòng 2 người. Ngoài ra khách sạn cũng gần trung tâm nên dễ dàng di chuyển, xung quanh khách sạn cũng có khá nhiều tiện ích, các khu mua sắm. Đây là điểm mà mình rất thích của Tour.
Chính vì khách sạn nằm ngay trong trung tâm nên dễ dàng trong việc di chuyển và dạo chơi thành phố Vinh về đêm. Nhóm bọn mình quyết định đi dạo, khám phá ẩm thực cũng như nhịp sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Ngày thứ hai: Đền Ông Hoàng Mười – Hà Nội
7h00: Buổi sáng, đoàn ăn sáng tại khách sạn sau đó thu dọn đồ đạc check out khách sạn.
Rời khỏi khách sạn, đoàn mình tiếp tục lên xe, di chuyển đến Đền Ông Hoàng Mười – người được nhân dân tôn vinh là “Thượng Đẳng Thần”.
Một trong những điều khiến mình khá bất ngờ khi đặt chân đến Đền Ông Hường Mười chính là không gian sắm lễ và chuẩn bị lễ. Từ lối bên ngoài dẫn vào chùa bạn sẽ bắt gặp nhiều sạp hàng bán các đồ lễ và người viết sớ.
Có thể bạn chưa biết, đến Đền Ông Hoàng Mười, khi đi qua cổng Tam quan vào đền chùa bạn nên đi vào cửa Giả Quan bên phải và đi ra bằng cửa Không Quan bên trái. Đây là điều mà anh hướng dẫn viên đã chỉ cho nhóm chúng mình. Vì theo như anh giải thích thì Trung quan chỉ dành cho Thiên tử ngày xưa hay các bậc cao tăng đi vào đền.
11h30: Nghỉ ngơi và ăn trưa tại nhà hàng.
13h30: Nhóm lên xe, quay trở về Hà Nội. Trên đường về, nhóm có dừng lại mua chút đặc sản Thanh Hóa như nem chua về làm quà.
Nếu như bạn đến các điểm và muốn tìm mua đặc sản thì hãy hỏi hướng dẫn viên hay bác lái xe nhé! Họ chắc chắn sẽ biết các cửa hàng chuyên bán đồ lưu niệm, đặc sản uy tín cho bạn đấy.
18h30: Về đến Hà Nội và kết thúc chương trình tham quan.
Sơn là một trong những người bạn đi cùng mình trong chuyến đi tour 2N1Đ Đền Ông Hoàng Mười – Đền Sòng – Đền Cô Chín. Sơn chia sẻ rằng: Sơn thấy bất ngờ với chất lượng dịch vụ của tour. Bạn ấy đã đi du lịch khá nhiều nhưng thấy tour của HoaBinhTourist có ưu đãi và chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Cá nhân mình thấy tour có sự sắp xếp lịch trình hợp lý. Vừa có thể tham quan, vừa có thời gian nghỉ ngơi cho mọi người. Vì thế mà khi xe về tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi, mọi người trong nhóm vẫn rất vui vẻ và nhiều năng lượng.
Nhận xét chung về chuyến tour này, mình thấy: dịch vụ xe ô tô di chuyển và bác tài cực kỳ điềm đạm, lái xe rất êm. Hướng dẫn viên chu đáo, luôn hỏi han, quan tâm mọi người trong đoàn. Anh hướng dẫn viên của đoàn mình còn biết rất nhiều thứ và chia sẻ cho chúng mình nhiều điều thú vị.
Các địa điểm ăn uống trong tour không phải là các điểm hoành tráng và lớn vì đoàn chỉ có 8 người, tuy nhiên đều rất sạch sẽ và hợp khẩu vị với nhóm chúng mình. Phòng khách sạn khá rộng, đầy đủ tiện nghi, thoải mái nghỉ ngơi cho 2 người. Nói chung, sau khi trải nghiệm tour mình đánh giá chất lượng là 9/10. Chắc chắn với các chuyến đi sau, HoaBinh Tourist sẽ là đơn vị mà chúng mình tin tưởng lựa chọn.
Nếu như bạn đang có dự định đi kết hợp Đền cô Chín Sòng Sơn và đền Ông Hoàng Mười thì bạn nên lựa chọn Tour của HoaBinhTourist. Trải nghiệm một dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên tư vấn nhiệt tình, hướng dẫn viên với vốn kiến thức sâu rộng chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Ngoài ra, hiện nay TOUR ĐỀN ÔNG HOÀNG MƯỜI – ĐỀN SÒNG – ĐỀN CÔ CHÍN 2N1Đ đang được giảm giá đến 20%. Ngoài ra nếu như đi với số lượng đoàn đông có thể nhận được nhiều ưu đãi khác. Vậy nên nếu bạn đang có kế hoạch đi Đền Cô Chín Thanh Hóa thì hãy nhanh chóng liên hệ HoaBinhTourist để nhận được ưu đãi nhé! Biết đâu sau chuyến đi, bạn cũng sẽ trở thành khách hàng thân thiết của HoaBinhTourist giống như nhóm chúng mình đấy.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đi đền Cô Chín. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc về đền Cô Chín Thanh Hóa ở đâu? hay đi đền Cô Chín Thanh Hóa cầu gì? Chúc bạn có một chuyến đi nhiều niềm vui và có những kỷ niệm đẹp.