Đền Bà Chúa Kho – Kinh nghiệm lễ bái, cầu tài lộc A – Z

Đền Bà Chúa Kho là một trong những ngôi đền chùa Bắc Ninh nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam. Đây là nơi mà người dân thường đến để cầu tài, cầu lộc, cầu cho kinh doanh buôn may bán đắt, đặc biệt vào dịp đầu năm. Hãy cùng Hòa Bình Tourist khám phá đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh có gì, cách hành lễ xin phước lành như thế nào nhé!

Giới thiệu tổng quan về Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho là ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng với sự linh thiêng, cầu gì được nấy, thu hút nhiều người dân tới dâng lễ đầu năm. Vậy đền Bà Chúa Kho thờ ai, ngôi đền ở đâu, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Đền Bà Chúa Kho ở đâu?

Đền Bà Chúa Kho nằm trong khu di tích Cô Mễ, bao gồm Đình – Chùa – Đền, tạo nên một không gian văn hóa tâm linh đậm chất truyền thống.

Ngôi đền được xây dựng từ thời nhà Lý, mang nét kiến trúc cổ kính và độc đáo, không chỉ là di sản lịch sử mà còn là biểu tượng tâm linh quan trọng. Nơi đây thu hút nhiều người dân và khách thập phương tìm đến để cầu bình an, may mắn trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt, đền gắn liền với câu chuyện “vay vốn âm” – một niềm tin rằng việc xin lộc từ Bà Chúa Kho sẽ mang lại tài lộc, sự thịnh vượng và thuận lợi trong kinh doanh.

Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh

Lịch sử gắn liền với ngôi đền

Đền Bà Chúa Kho được xây dựng từ thời nhà Lý. Sự tích Bà Chúa Kho gắn liền với câu chuyện về một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, xuất thân từ làng Quả Cảm. Bà là cung phi của vua Lý, có công lớn trong việc khai hoang, lập ấp, giúp quê hương trở nên trù phú. 

Bà tham gia quản lý kho lương thực trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076 và hy sinh anh dũng vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). Sau đó, vua Lý phong bà là Phúc Thần và cho xây dựng đền thờ tại vị trí kho lương thực cũ. 

Năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử và được trùng tu, mở rộng. Ngôi đền thu hút hàng vạn du khách đến chiêm bái và cầu tài lộc vào dịp đầu năm, đặc biệt trước rằm tháng Giêng, và cuối năm để tạ lễ, mong công việc làm ăn suôn sẻ.

Bà Chúa Kho là ai

Bà Chúa Kho là ai? Sự tích về người phụ nữ cai quản kho lương, kho tiền trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076 

Thời điểm nên đến lễ Bà Chúa Kho

Theo quan niệm dân gian, Bà Chúa Kho sẽ phát lương thực vào đầu năm, bởi vậy vào đầu năm người dân sẽ đến lễ Bà cầu xin tài lộc, may mắn cho một năm mới thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt thời điểm diễn ra lễ hội Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh vào ngày 14 Tháng Giêng, người dân lại tề tựu dâng lễ xin tài lộc và tham dự lễ hội đặc sắc tại đây.

Không chỉ vậy, có vay có trả nên vào thời điểm cuối năm, đền Bà Chúa Kho lại đón người dân đến dâng lễ tạ, khép lại một năm thành công.

Điểm nổi bật trong kiến trúc của Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho, một địa điểm du lịch Bắc Ninh tâm linh nổi tiếng, được xây dựng từ thời nhà Lý và đã trải qua nhiều biến cố lịch sử. Từng bị tàn phá nghiêm trọng trong kháng chiến, đền được trùng tu và bảo tồn cẩn thận từ năm 1978 đến 1980. Hiện nay, đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh vẫn giữ được nét cổ kính kết hợp với sự khang trang, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn tìm hiểu sự tích Bà Chúa Kho.

Đền Bà Chúa Kho mang kiến trúc cổ kính

Đền Bà Chúa Kho mang kiến trúc cổ kính

Kiến trúc của đền có trình tự rõ ràng, từ cổng tam quan, hậu cung, khuôn viên, tòa tiền tế, đến cung đệ nhị. Mỗi khu vực đều được trùng tu và xây dựng lại với sự tỉ mỉ, mang lại vẻ uy nghi và trang trọng. Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, đền thờ Bà Chúa Kho còn là minh chứng lịch sử, kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và sự kiên cường qua thời gian.

Hướng dẫn di chuyển đến Đền Bà Chúa Kho

Tọa lạc tại làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh, địa điểm đền Bà Chúa Kho chỉ cách Hà Nội khoảng 30km, rất thuận tiện để di chuyển. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể chọn phương tiện cá nhân hoặc xe buýt để đến đây.

  • Phương tiện cá nhân: Nếu sử dụng xe máy hoặc ô tô, bạn đi qua cầu Long Biên hoặc cầu Chương Dương. Tiếp tục qua cầu Đuống, đến thị xã Từ Sơn, sau đó theo quốc lộ 295B. Khi đến đường Cổ Mễ, rẽ trái sẽ thấy đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh. Đi bằng phương tiện cá nhân giúp tiết kiệm thời gian và linh hoạt hơn trong hành trình.
  • Xe buýt: Bạn cũng có thể bắt tuyến xe buýt số 54 từ bến Long Biên hoặc tuyến 203 từ bến Giáp Bát, cả hai đều đến Bắc Ninh với giá rẻ. Đây là lựa chọn tiện lợi nếu bạn mang theo nhiều lễ vật để đi đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi. Tuy nhiên, hãy lưu ý giờ xe chạy để tránh bị lỡ chuyến.

Đường đi đến Đền Bà Chúa Kho

Đường đi đến Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho cầu gì? Hướng dẫn lễ xin lộc rơi lộc vãi tại đền

Đền Bà Chúa Kho không chỉ nổi bật với kiến trúc mà còn gắn liền với các nghi thức tâm linh đặc sắc. Du khách khi đến đền thường dâng lễ cầu tài lộc, xin lộc Bà Chúa Kho để mong công việc thuận lợi, tài lộc dồi dào. Đây cũng là điểm đến quan trọng khi đi đền trình Bà Chúa Kho hay lễ đền để cầu may mắn.

Cách dâng lễ xin lộc đền Bà Chúa Kho

Không giống như ở các đền chùa khác, dâng lễ xin lộc tại đền Bà Chúa Kho chú trọng vào kim ngân tiền vàng hơn các vật phẩm khác. Bởi theo quan niệm dân gian, Bà Chúa Kho là người cai quản kho lương, kho tiền nên việc dâng lễ kim ngân tiền vàng mới đúng với tích xưa.

Cách dâng lễ xin lộc đền Bà Chúa Kho

Đồ cúng lễ chú trọng kim ngân, cành vàng lá ngọc

Dâng lễ tại Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh là nghi thức quan trọng thể hiện sự thành tâm và phù hợp với tín ngưỡng dân gian. Tại đây, bạn có thể chuẩn bị lễ vật để dâng lên 3 ban thờ chính:

  • Ban Công Đồng – Hội đồng các quan:
      • Lễ cơ bản: Hương vòng, hoa tươi, hoa quả, oản, nến, bật lửa, cau trầu, bánh kẹo, tiền lẻ.
      • Lễ kim ngân tiền vàng: Cành vàng lá ngọc, thỏi vàng bạc, tiền vàng các quan, tiền xu mã, cầu vàng Tứ Phủ.
      • Lễ mặn: Gà luộc, xôi, rượu hoặc bia, chè, thuốc, 5 quả trứng, gạo, muối.
  • Ban Tam Tòa Thánh Mẫu – Bà Chúa Kho:
      • Lễ cơ bản: Hương vòng, hoa tươi, hoa quả, oản, nến, bật lửa, cau trầu, bánh kẹo, tiền lẻ.
      • Lễ kim ngân tiền vàng: Hộp trầu vàng, thỏi vàng bạc, cây lộc, tiền xu, trang sức, nón bà.
      • Dâng thêm: Rượu, trang sức, nước hoa.
  • Ban Sơn Trang – Chúa Thượng Ngàn:
    • Lễ cơ bản: Hương vòng, hoa tươi, hoa quả, oản, nến, bật lửa, cau trầu, bánh kẹo, tiền lẻ.
    • Lễ kim ngân tiền vàng: Hộp trầu, thỏi vàng bạc, cành lộc, buộc tiền, tiền âm.
    • Có thể dâng thêm: Hải sản như tôm, cá, ốc; đồ rừng núi như măng, chanh, ớt; hoặc bún đậu mắm tôm.

Ngoài ra đền Bà Chúa Kho có nhiều cung ban nhỏ khác, bạn chỉ cần chuẩn bị ít tiền lẻ để đặt ở các ban và khấn nôm theo ý nguyện của mình. Nếu có nhu cầu dâng lễ cầu xin sự thông minh, khỏe mạnh cho trẻ nhỏ bạn có thể đặt lễ dâng tại ban Cô, ban Cậu với các lễ vật cơ bản như hoa quả, oản, gương lược, đồ chơi nhỏ.

Cách hạ lễ

Khi hạ lễ tại đền Bà Chúa Kho bạn cũng cần thực hiện theo đúng quy trình thể hiện sự tốn kính theo các bước sau:

  • Chờ nhang cháy hết: Sau khi dâng lễ, hãy chờ nhang cháy hết một tuần nhang rồi mới tiến hành các bước tiếp theo.
  • Thắp nhang và vái lạy: Trước khi hạ lễ, thành kính thắp nhang mới và vái ba vái trước mỗi ban thờ từ bên ngoài đến ban chính. 
  • Hạ sớ và hóa vàng: Sau đó bạn có thể hạ sớ, mang sớ đi hóa vàng để hoàn tất nghi lễ và xin lộc lá mang về nhà.

Lưu ý, các lễ vật dâng tại ban thờ Cô và thờ Cậu cần giữ nguyên, không di chuyển hoặc thu dọn như các ban khác. 

Xin lộc Bà Chúa Kho về để ở đâu? Khi xin được lộc của Bà Chúa Kho bạn có thể đặt cành lộc lên bàn thờ Gia Tiên và đặt kim ngân tiền vàng ở Bàn thờ Thần Tài. Tuyệt đối không đặt lên bàn thờ Phật. Còn nếu chỉ có 1 trong 2 ban thờ Gia Tiên hoặc Thần Tài thì toàn bộ lộc xin về đặt ở một nơi đều được.

hạ lễ tại đền Bà Chúa Kho

Khấn vái trước khi hạ lễ

Trình tự lễ tại các cung ban tại Đền bà Chúa Kho

Khi đến lễ đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi tại các cung ban Đền Bà Chúa Kho bạn cũng cần tuân theo trình tự nhất định, từ ngoài vào trong từ các ban phụ đến các ban chính, để thể hiện lòng thành kính và trang nghiêm.

  • Thắp hương ngoài sân đền: Trước tiên bạn cần thắp nhang ở lư hương lớn giữa sân đền với các số nén hương lẻ 1,3,5, hoặc 9.
  • Lễ tại gian Tiền Tế: Đây là nơi bạn trình bày lý do đến lễ tại đền. Bạn bày tỏ tâm nguyện và xin phép được dâng lễ.
  • Ban Công Đồng – Hội đồng các quan: Đây là nơi cầu xin về công danh, sự nghiệp, và các vấn đề liên quan đến sự thành đạt.
  • Ban Tam Tòa Thánh Mẫu – Bà Chúa Kho: Nằm ở phía sau Ban Công Đồng, nơi thờ chính của Bà Chúa Kho. Bạn có thể khấn bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong sự giúp đỡ cho các nguyện vọng quan trọng như tài lộc, bình an, và may mắn.
  • Cung Cấm: Phía sau Ban Tam Tòa Thánh Mẫu là Cung Cấm. Nếu được phép vào, bạn có thể dâng lễ đặc biệt tại đây, thường dành cho những người đã chuẩn bị lễ lớn hoặc có lời khấn nguyện sâu sắc.
  • Ban Sơn Trang – Chúa Thượng Ngàn: Đi sang bên phải của đền qua lối nhỏ, bạn sẽ thấy Ban Sơn Trang. Đây là nơi cầu nguyện về công việc kinh doanh, buôn bán, và tài lộc.
  • Ban Cô ban Cậu: Nơi thường được cầu xin sức khỏe, sự thông minh và bình an cho trẻ nhỏ.

Sơ đồ các ban thờ tại Đền Bà Chúa Kho

Sơ đồ các ban thờ tại Đền Bà Chúa Kho

Sau khi dâng lễ các ban chính bạn có thể tham quan và cầu xin tại các bạn nhỏ trong đền như: Ban Sơn Thần, Miếu Ông Cóc, Mẫu Cửu, Mẫu Địa, Ban Thần Tài – Thổ Địa…

Bài khấn xin tài lộc tại Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho cầu gì và cầu như thế nào? Hòa Bình Tourist sẽ gợi ý cho bạn các bài khấn cho 3 ban chính tại đền để bạn có thể cầu xin phước lành từ Bà Chúa Kho.

Văn Khấn Xin Lộc Ban Công Đồng

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật bà Quan Âm Bồ Tát

Con lạy Đức vua cha Ngọc Hoàng thượng đế.

Con lạy Tam Tòa Đức Thánh Mẫu.

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn Linh, Ngũ vị Tôn Ông Hội đồng các quan.

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng

(Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Đôi, Ông Hoàng Mười).

Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô, Tứ Phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy Công Đồng các giá, các quan, 36 cửa rừng, 12 cửa biển

Con lạy Thanh bạch xà thần linh.

Hương tử con tên là: (người đi lễ) ……………………………………………………..Cùng đồng gia quyến đẳng.

Nam nữ tử tôn trú quán tại địa chỉ: ………………………………………………………………..

Hôm nay, ngày ……. tháng …… năm …………. con về lễ Đền Bà Chúa Kho – Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – TP. Bắc Ninh thành tâm kính dâng tờ vàng cánh sớ, lễ chay, lễ mặn, kim ngân vàng tiền.

Cầu xin Hội đồng các Quan phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an, vạn sự bình an, gặp nhiều may mắn hanh thông, thuận tiện trong mọi lĩnh vực, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, năm sung giải sung, tháng hạn giải hạn.

Kinh doanh buôn bán được đẹp cửa hàng, sang cửa hiệu, dẫn khách mua, đưa khách bán, khách gần tìm đến, khách xa tìm về, tài lộc bốn phương mang lại.

Công danh thành đạt, quan trên dẫn lối, quan dưới dẫn đường, mọi đường công danh có Hội đồng các quan âm phù, dương trợ, luôn luôn phát huy trí tuệ, tài năng trong mọi lĩnh vực.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Bài khấn xin lộc ở Ban Công Đồng

Bài khấn xin lộc ở Ban Công Đồng

Văn Khấn Xin Lộc Ban Bà Chúa Kho

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật Bà Quan Âm Bồ Tát

Con lạy Tam Tòa Đức Thánh Mẫu linh từ quốc mẫu Bà Chúa Kho hiển hóa anh linh.

Con lạy Thiên Tiên Thánh Mẫu

Con lạy Địa Tiên Thánh Mẫu

Con lạy Thủy Tiên Thánh Mẫu

Con lạy Đệ tứ khâm sai, Tứ vị chầu bà, năm dinh quan lớn, mười dinh các quan, Ngũ Hổ thần tướng, mười hai Tiên Cô, mười hai Thánh Cậu, Thanh Bạch Xà thần linh tại đền Bà Chúa Kho khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – TP. Bắc Ninh.

Hôm nay, ngày …..tháng …. năm …………….Hương tử con là: …………………………

Cùng đồng gia quyến đẳng địa chỉ tại: ……………………………………………………………

Về lễ cửa đền chắp tay kính lễ xin dâng tờ vàng, cánh sớ, lễ chay, lễ mặn, kim ngân tiền vàng ….

Cầu xin Tam tòa đức Thánh Mẫu, linh từ Quốc Mẫu Bà Chúa Kho hiển hóa anh linh phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an, vạn sự bình an, gặp nhiều may mắn hanh thông, thuận tiện trong mọi lĩnh vực, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, năm sung giải sung, tháng hạn giải hạn.

Kinh doanh buôn bán được đẹp cửa hàng, sang cửa hiệu, dẫn khách mua, đưa khách bán, khách gần tìm đến, khách xa tìm về, tài lộc bốn phương mang lại.

Công danh thành đạt, quan trên dẫn lối, quan dưới dẫn đường, mọi đường công danh có Hội đồng các quan âm phù, dương trợ, luôn luôn phát huy trí tuệ, tài năng trong mọi lĩnh vực.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Bài khấn tại Ban Bà Chúa Kho

Bài khấn tại Ban Bà Chúa Kho

Văn Khấn Xin Lộc Ban Sơn Trang

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật Bà Quan Âm Bồ Tát

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai.

Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô, Tứ Phủ Đức Thánh Cậu, Bát Bộ Sơn Trang, Thập Nhị tiên nàng cai quản 36 cửa rừng, 12 cửa biển.

Con lạy ngũ hổ thần tướng, quan thanh bạch xà thần linh tại Đền Bà Chúa Kho – Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – TP. Bắc Ninh

Hôm nay, ngày …..tháng …. năm …………….Hương tử con là: …………………………

Cùng đồng gia quyến đẳng địa chỉ tại: ……………………………………………………………

Về lễ cửa đền chắp tay kính lễ xin dâng tờ vàng, cánh sớ, lễ chay, lễ mặn, kim ngân tiền vàng ….

Cầu xin Tứ phủ Chầu Bà phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an, vạn sự bình an, gặp nhiều may mắn hanh thông, thuận tiện trong mọi lĩnh vực, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, năm sung giải sung, tháng hạn giải hạn.

Kinh doanh buôn bán được đẹp cửa hàng, sang cửa hiệu, dẫn khách mua, đưa khách bán, khách gần tìm đến, khách xa tìm về, tài lộc bốn phương mang lại.

Công danh thành đạt, quan trên dẫn lối, quan dưới dẫn đường, mọi đường công danh có Hội đồng các quan âm phù, dương trợ, luôn luôn phát huy trí tuệ, tài năng trong mọi lĩnh vực.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Chi phí sắm lễ các ban thờ chính tại đền

Việc sắm lễ tại Đền Bà Chúa Kho không chỉ đòi hỏi lòng thành kính mà cần chuẩn bị chu đáo và hợp lý. Bạn có thể tham khảo chi phí sắm lễ tại các ban thờ chính của Đền Bà Chúa Kho dưới đây:

Ban thờ Mục đích Chi phí tham khảo (VND/ mâm lễ)
Ban Công Đồng – Hội Đồng Các Quan Cầu công danh, sự nghiệp, thăng quan tiến chức 200.000 – 500.000
Ban Chính – Bà Chúa Kho Cầu bình an, tài lộc, vay vốn, trả nợ 200.000 – 500.000
Ban Sơn Trang – Chúa Thượng Ngàn Cầu thuận lợi trong công việc, buôn bán phát đạt 200.000 – 500.000
Cung Cấm Lễ đặc biệt dành cho nguyện vọng lớn 300.000 – 500.000
Ban Thần Tài Cầu tài lộc, phát đạt trong kinh doanh 200.000 – 500.000
Ban Cô, Ban Cậu Cầu sức khỏe, thông minh, giỏi giang cho con cái 150.000 – 300.000
Dâng biếu kho Bà Chúa Kho Hóa vàng để biếu vào kho âm của Bà Chúa Kho 500.000 – 1.000.000

Lưu ý: Các chi phí trên là mức giá tham khảo và có thể thay đổi tùy theo nhu cầu cá nhân hoặc quy mô mâm lễ.

>> Xem thêm: Chùa Phật Tích – Kinh nghiệm tham quan ngôi chùa linh thiêng xứ Kinh Bắc

Một số lưu ý khi lễ bái tại Đền Bà Chúa Kho

Khi đi lễ tại Đền Bà Chúa Kho bạn nên bỏ túi những lưu ý sau:

  • Lựa chọn trang phục trang nhã, kín đáo và lịch sự, phù hợp với không gian tâm linh. Nên ưu tiên quần áo đơn giản, tránh các kiểu trang phục hở hang hoặc phản cảm.
  • Nên mang giày thể thao hoặc giày bệt để di chuyển dễ dàng và thoải mái.
  • Giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, tránh làm ồn, gây mất trật tự cho những người hành hương khác.
  • Tuyệt đối không nói tục, chửi thề hay có hành vi thiếu tôn trọng ở khu vực đền.
  • Sau khi hạ lễ, bạn có thể mang đồ lễ ở hầu hết các ban về nhà. Nhưng tại ban thờ Cô và ban thờ Cậu, tuyệt đối không được dọn lễ.
  • Hãy tìm hiểu kỹ về quy trình lễ bái để đảm bảo không vi phạm các quy tắc tâm linh.
  • Nên hỏi giá cẩn thận trước khi mua để tránh bị chặt chém.
  • Không nên mang theo trang sức hoặc tài sản có giá trị lớn, đặc biệt vào các dịp lễ hội đông đúc, để tránh nguy cơ mất cắp.
  • Hạn chế mang đồ ăn hoặc thức uống vào khuôn viên đền để giữ gìn vệ sinh chung.
  • Nếu đi vào những ngày cao điểm như chính hội, bạn nên đến sớm để tránh tình trạng đông đúc và có thời gian chuẩn bị chu đáo.

Lưu ý khi đi vào dịp lễ hội Đền Bà Chúa Kho

Lưu ý khi đi vào dịp lễ hội Đền Bà Chúa Kho

Tổng kết

Đền Bà Chúa Kho không chỉ là nơi linh thiêng để cầu tài lộc, bình an mà còn mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người Việt. Hy vọng với những kinh nghiệm được chia sẻ, bạn sẽ có một chuyến đi trọn vẹn và ý nghĩa, thể hiện lòng thành kính khi hành lễ tại đền. Nếu bạn cần được tư vấn về tour du lịch Đền Bà Chúa Kho, hãy liên hệ với Hòa Bình Tourist để được hướng dẫn nhé!