Top 16+ trò chơi team building không cần đạo cụ

Việc tổ chức các trò chơi team building không cần đạo cụ là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả để gắn kết tình đồng đội và không khí vui nhộn của team. Vậy đừng quên tham khảo top 16+ trò chơi team building không cần đạo cụ được yêu thích nhất ngay dưới đây để áp dụng cho chương trình của mình nhé!

Ý nghĩa tổ chức team building cho tập thể doanh nghiệp, công ty

Teambuilding là một hoạt động cần thiết và được tổ chức hàng năm dành cho các cán bộ, công nhân viên. Việc tổ chức trò chơi team building cho mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp mà có thể bạn chưa biết:

    • Gia tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty và giữa các nhân viên với nhau: Khi cả năm làm việc vất vả, hoạt động teambuilding sẽ góp phần tạo phúc lợi tốt cho công nhân viên, mang đến cho họ những phút giây nghỉ ngơi và thư giãn nhất. Quan trọng hơn hết, đây là cơ hội để họ gia tăng sự gắn kết cùng với đồng nghiệp, giúp các thành viên thấu hiểu nhau hơn và cùng nhau phát triển trong tương lai.
    • Khuyến khích sự lãnh đạo cho nhân viên: Qua các trò chơi teambuilding, các thành viên sẽ có cơ hội đứng ra tổ chức, sắp xếp công việc và chịu trách nhiệm với đội nhóm của mình. Điều này không chỉ giúp họ bộc lộ được tính cách mà còn giúp các nhà lãnh đạo tìm được khả năng tiềm ẩn trong các nhân viên của mình.
    • Tạo động lực làm việc cao: Các hoạt động teambuilding là cơ hội để tạo ra những bước đột phá mới, giúp nhân viên của bạn thoát khỏi sự nhàm chán và sự bó buộc nơi công sở. Đặc biệt, các hoạt động này sẽ giúp họ lấy lại năng lượng và tạo ra nguồn động lực lớn hơn sau thời gian dài làm việc.
    • Tạo ra nhiều ý tưởng, sáng kiến mới: Từ các hoạt động teambuilding, đội nhóm của bạn có thể tạo ra nhiều ý tưởng mới, sáng kiến mới để giải quyết vấn đề của nhóm. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới trong công việc nhằm tạo những thành tích tốt trong tương lai.

Như vậy, việc tổ chức team building cho công nhân viên mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và công ty. Nếu bạn đang tìm ý tưởng để tổ chức chương trình này thì dưới đây là danh sách các trò chơi teambuilding không cần đạo cụ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho chính công ty của mình.

Các trò chơi team building không cần đạo cụ cho tập thể, doanh nghiệp, công ty

1. Đua rết – trò chơi teambuilding không cần đạo cụ vui nhộn

Đua rết là một trong các trò chơi teambuilding không cần dụng cụ được rất nhiều quản trò lựa chọn để tổ chức cho các đội chơi. Trò chơi sẽ giúp tăng tính đoàn kết giữa các thành viên trong đội vì chính họ phải phối hợp thuần thục với nhau để hoàn thành cuộc đua.

Trò chơi đua rết – trò chơi team building không cần đạo cụ vui nhộn. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Chia thành các đội chơi đối kháng có số thành viên bằng nhau, mỗi đội chơi khoảng 10 – 15 thành viên

Cách chơi: 

  • Đặt các đường kẻ ngang để đánh dấu vạch đích và vạch xuất phát tại sân chơi.
  • Các thành viên trong đội xếp thành hàng dọc quay lưng vào nhau. Mỗi hàng là một đội.
  • Sau khi hoàn thiện đội ngũ, người ngồi sau sẽ lấy chân kẹp vào eo của người ngồi trước cho đến khi tạo thành hình con rết.
  • Khi nhận được tín hiệu từ quản trò, các đội di chuyển từ vạch xuất phát đến vạch đích theo một đường thẳng. 
  • Đội nào có thành viên cuối cùng chạm vào vạch đích trước sẽ dành được chiến thắng.

2. Đèn xanh – đèn đỏ – trò chơi team building không cần dụng cụ cực hấp dẫn

Trò chơi đèn xanh đèn đỏ có luật chơi đơn giản lại đem lại không khí vui tươi náo nhiệt cho chương trình nên thường được các quản trò lựa chọn. Trò chơi thích hợp tổ chức ở mọi không gian và không giới hạn số lượng.

Trò chơi đèn xanh – đèn đỏ – trò chơi team building không cần dụng cụ cực hấp dẫn. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Số lượng người chơi không giới hạn

Cách chơi: 

  • Sân chơi cũng được chia thành khu vực xuất phát và khu vực về đích.
  • Trước khi bắt đầu trò chơi, tất cả người chơi đứng tại khu vực xuất phát, không cần xếp hàng.
  • Người quản trò sẽ đứng tại vạch đích và quay lưng lại với người chơi.
  • Bắt đầu trò chơi, ban tổ chức sẽ bật một đoạn nhạc bất kỳ. Lúc này người quản trò sẽ đứng yên và vẫn quay lưng lại với người chơi. Trong thời gian này, tất cả người chơi sẽ bắt đầu di chuyển về phía vạch đích. 
  • Khi đoạn nhạc kết thúc, tất cả người chơi đang di chuyển phải dừng lại. Lúc này, quản trò sẽ quay đầu hướng về phía người chơi và chỉ ra người vẫn chuyển động khi đoạn nhạc kết thúc. Người được chỉ định phải ra khỏi sân chơi. Người không được chỉ định tiếp tục trò chơi.
  • Người chiến thắng trò chơi là người vượt qua vạch đích mà không bị quản trò phát hiện chuyển động trong suốt quá trình chơi.

3. Trốn tìm – trò chơi teambuilding tuổi thơ không cần đạo cụ

Trốn tìm vốn là trò chơi tuổi thơ mà ai cũng đã từng chơi. Trò chơi mang lại cảm giác hồi hộp, gay cấn cho cả người trốn và người tìm. Khi ứng dụng vào trò chơi teambuilding không cần dụng cụ với số lượng lớn, luật chơi đã được thay đổi đôi chút.

Trốn tìm – trò chơi teambuilding tuổi thơ không cần đạo cụ. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Chia thành hai đội đối kháng có số lượng thành viên bằng nhau, khoảng 5 – 10 người mỗi đội.

Cách chơi: 

  • Nên lựa chọn địa điểm chơi rộng, có nhiều chỗ trốn.
  • Các thành viên chia thành hai đội đối kháng nhau. Một đội đóng vai những chú mèo tinh anh, đội còn lại là những chú chuột lém lỉnh.
  • Đội mèo sẽ có nhiệm vụ phải đi bắt những chú chuột đang trốn xung quanh sân chơi.
  • Để tạo lợi thế tương đương với đội mèo, đội chuột sẽ được hưởng các quyền lợi như: phép dừng thời gian 5 phút, hồi sinh 2 lần, chọn người chết thay mình, … Những phép thuật này sẽ được trao cho một vài thành viên chuột may mắn và đội mèo hoàn toàn không biết điều này.
  • Trong thời gian quy định, nếu đội mèo không bắt được toàn bộ số thành viên của đội chuột thì đội chuột sẽ dành chiến thắng và ngược lại.

4. Nghe rõ làm ngược 

Trò chơi nghe rõ làm ngược có luật chơi đơn giản, không cần phân đội chơi đối kháng, thích hợp để làm trò chơi khởi động. Đồng thời trò chơi cũng giúp tăng tính phản xạ cho các thành viên cũng như tạo không khí vui nhộn cho buổi chơi.

Trò chơi nghe rõ làm ngược. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Không giới hạn số lượng người chơi

Cách chơi: 

  • Người chơi xếp thành vòng tròn xung quanh quản trò.
  • Bắt đầu trò chơi, quản trò hô to một động tác và làm động tác này. Nhiệm vụ của người chơi là hô nối tiếp quản trò nhưng lại làm ngược lại hành động mà quản trò đã hô.
  • Những người chơi làm sai hoặc không làm được sẽ bị nhận hình phạt. 

5. Tại sao bạn đến nhà tôi? 

Đúng như tên gọi của mình, trò chơi tại sao bạn đến nhà tôi chia các đội chơi thành các đội đối kháng và đóng vai chủ khách để thực hiện luật chơi. Trò chơi sẽ giúp các thành viên trong team vừa có thể vận động lại tạo nên những tình huống cực vui nhộn.

Trò chơi tại sao bạn đến nhà tôi?. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Chia các thành viên thành hai đội đối kháng, mỗi đội khoảng 10 – 15 thành viên

Cách chơi: 

  • Hai đội chơi sẽ được phân chia vai trò tương ứng như tên của trò chơi và luân phiên thay đổi nhau. Một đội sẽ đóng vai trò khách chơi nhà, một đội là chủ nhà. Hai đội với khoảng cách quy định.
  • Trò chơi bắt đầu khi đội chủ nhà hát hết bài vè:

 “Tại sao bạn đến nhà tôi? Đến làm gì, đến làm gì?

Tôi đến để tìm hoa. Tôi đến rồi, tôi đến rồi.

Những bông hoa bạn tìm kiếm đang ở đâu?”

  • Khi hết câu cuối cùng, đội khách phải gọi tên của một thành viên thuộc đội chủ nhà (hoặc biệt danh, tuỳ theo quy định của quản trò). Khi cái tên vừa cất lên, đội khách sẽ cố gắng lấy một đồ vật bất kỳ trên người thành viên bị gọi tên. Trong khi đó, đội nhà phải ra sức bảo vệ thành viên này.
  • Sau số lượt chơi quy định, đội nào thành công lấy được nhiều đồ vật hơn thì đội đó chiến thắng.

6. Chạy đua tiếp sức 

Chạy đua tiếp sức là trò chơi quen thuộc vì nó dựa trên bộ môn thể thao chạy tiếp sức được tổ chức thường xuyên tại hội thao trường học hay các giải đấu. Trò chơi sẽ giúp các thành viên vừa được vận động, vừa được thư giãn tinh thần.

Trò chơi chạy đua tiếp sức. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Chia thành các đội đối kháng, mỗi đội có số thành viên bằng nhau.

Cách chơi: 

  • Để thực hiện được trò chơi này, ban tổ chức cần chuẩn bị đường đua phù hợp. Đường đua sẽ được chia thành các chặng, mỗi thành viên sẽ đứng tại một chặng của đường đua tương ứng.
  • Thành viên đầu tiên của đội đứng tại vạch xuất phát và cầm gậy chạy về phía thành viên nhận gậy tiếp theo khi có hiệu lệnh xuất phát. Cứ như thế cho đến khi thành viên cuối cùng nhận gậy và chạy về đích.
  • Tại mỗi chặng đua, ban tổ chức sẽ sắp xếp thêm thử thách cho thành viên nhận gậy. Ví dụ như vừa chạy vừa ôm tạ, hay xoay vòi voi 10 vòng rồi mới được chạy, …
  • Thành viên cuối cùng của đội nào về đích trước thì đội đó giành chiến thắng.

7. Nối từ 

Nối từ là trò chơi nhẹ nhàng, không cần vận động những vẫn tạo nên sự hứng khởi cho các thành viên tham gia. Với trò chơi này, các bạn cần phải suy nghĩ từ ngữ thích hợp và đôi khi sẽ có những từ ngữ hài hước, tạo không khí vui tươi cho trò chơi.

Trò chơi nối từ đối kháng. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Số lượng người chơi không giới hạn

Cách chơi: 

  • Người chơi xếp thành vòng tròn. 
  • Người chơi đầu tiên sẽ nói một từ ghép nhất định có 2 chữ. Người chơi tiếp theo phải nói được một từ ghép bắt đầu bằng từ cuối cùng mà người chơi kế cận vừa nói. Mỗi người có 5 giây để suy nghĩ. 
  • Lần lượt các thành viên thực hiện thử thách. Người chơi nào không nối được từ hoặc từ đó không có ý nghĩa thì sẽ là người thua và phải rời khỏi vòng tròn. Người ở lại vòng tròn đến cuối cùng sẽ là người dành chiến thắng.

8. Tam sao thất bản 

Tam sao thất bản là một trong gây ra nhiều tiếng cười nhất vì sự sai lệch thông tin trong khi truyền thông tin của người chơi. Trò chơi yêu cầu sự ăn ý và phối hợp rất chặt chẽ giữa các thành viên trong đội với nhau. Ngoài ra, người chơi cũng phải dùng cả năng lực suy đoán của bản thân.

Trò chơi tam sao thất bản. Nguồn ảnh: Google

Chuẩn bị: 

  • Giấy A3
  • Bút dạ ngòi to (màu đen hoặc xanh)

Số lượng: mỗi đội có từ 5 – 7 thành viên, không giới hạn số lượng đội chơi

Cách chơi: 

  • Đội chơi xếp thành hàng dọc, quay lưng vào với nhau. Sau khi thành viên đầu tiên nhận thông điệp sẽ truyền đến người tiếp sau bằng hình vẽ. Người này sẽ kê giấy lên lưng của người kế cận để viết lên. Người kế cận này sẽ phải đoán và cảm nhận những gì mà người đằng sau viết lên.
  • Mỗi người chơi có khoảng 10 – 15s để vẽ và truyền đạt lại hình vẽ của mình. Lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng. Nếu người cuối cùng trả lời đúng thông điệp đưa ra thì đội chơi sẽ đạt điểm và ngược lại.

9. Xoay vòi voi 

Một trong những trò chơi gây nhiều tiếng cười nhất không thể không kể đến trò xoay vòi voi. Các thành viên phải hoàn thành nhiệm vụ trong trạng thái mất cân bằng sẽ gây nên nhiều tính huống hài hước.

Trò chơi xoay vòi voi. Nguồn ảnh: Google

Chuẩn bị: Lá cờ lớn làm mốc và số chai nước tương ứng với số đội chơi

Số lượng người chơi: Chia thành các đội đối kháng, mỗi đội chơi có số lượng thành viên bằng nhau

Cách chơi: 

  • Mỗi đội chơi xếp thành hàng dọc ngay trước vạch xuất phát. 
  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thành viên đầu tiên của mỗi đội cúi xuống sao cho một tay chạm vào mũi chân, tay còn lại giữ vào tai tạo thành hình con voi. Sau đó, thành viên này xoay tại chỗ 10 vòng.
  • Sau khi hoàn thành đủ số vòng quay, thành viên bắt đầu di chuyển về phía đã cắm sẵn cờ. Di chuyển vòng qua cột cờ và đá vào chai nước ở đó rồi quay trở về cuối hàng.
  • Lượt chơi tiếp tục cho đến người cuối cùng. Đội chơi nào hoàn thành sớm nhất thì đội đó dành chiến thắng.

10. Ngậm nước 

Ngậm nước cũng là một trong những trò chơi gây ra nhiều tình huống khó đỡ nhất. Người chơi phải ngậm nước trong miệng và nhịn cười trong thời gian dài nên rất dễ để xảy ra nhiều tình huống hài hước từ đây.

Trò chơi ngậm nước. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Mỗi đội có số thành viên bằng nhau khoảng từ 5 người trở lên

Cách chơi: Mỗi lượt đấu, mỗi đội sẽ cử lên một thành viên đại diện để đấu với thành viên đội đối phương. 

  • Khi hiệu lệnh bắt đầu, hai thành viên lần lượt ngậm nước vào miệng. Sau đó, quản trò sẽ kể một câu chuyện hài hước hoặc làm những động tác buồn cười trước mặt hai thành viên thi đấu. 
  • Thành viên nào giữ được nước trong miệng lâu hơn đối phương thì thành viên đội đó dành chiến thắng. 
  • Lượt đấu tiếp tục cho đến thành viên cuối cùng của hai đội.

11. Ai dài hơn ai 

Ai dài hơn ai là trò chơi đơn giản mà không cần đạo cụ. Người chơi chỉ cần phối hợp với nhau, kết hợp đạo cụ cùng trí sáng tạo để đưa hàng đội của mình trở thành dài nhất để dành chiến thắng.

Trò chơi ai dài hơn ai. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Chia thành các đội đối kháng, mỗi đội có số thành viên bằng nhau

Cách chơi: 

  • Ban tổ chức cần chuẩn bị không gian đủ rộng cho các đội chơi. Người tham gia không cần chuẩn bị đạo cụ.
  • Trước khi bắt đầu, các đội chơi xếp thành hàng dọc và đứng trước vạch xuất phát. 
  • Khi có hiệu lệnh của quản trò, người chơi nhanh chóng nằm xuống nối với nhau, miễn sau cho hàng của mình dài nhất.
    Để bổ sung cho độ dài của hàng đội, người chơi có thể sử dụng các dụng cụ có sẵn trên người để xếp vào hàng. 
  • Sau khi xếp xong, quản trò sẽ đo chiều dài của từng đội. Đội nào xếp được hàng dài nhất thì đội đó dành chiến thắng

12. Truyền người 

Thêm một trò chơi vừa rèn luyện sức khỏe lại vừa đòi hỏi sự khéo léo đó là trò chơi truyền người. Các thành viên trong đội phải phối hợp với nhau để “truyền người” về đích thật khéo léo thì mới có thể giành chiến thắng. 

Trò chơi truyền người. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Chia thành các đội đối kháng, mỗi đội có số thành viên như nhau khoảng 10 người.

Cách chơi: 

  • Các đội chơi ngồi xuống theo hàng dọc ngay trước vạch quy định.
  • Khi có hiệu lệnh từ quản trò, những thành viên đang ngồi sẽ dùng tay để vận chuyển từng người trong hàng đội của mình, lần lượt từ người đầu hàng đến người cuối hàng, sao cho nhanh nhất. 
  • Đội nào chuyển người cuối cùng về trước nhanh nhất sẽ giành chiến thắng

13. Bịt mắt đoán thành viên

 Bịt mắt đoán thành viên là trò chơi đòi hỏi sự ăn ý giữa các thành viên trong đội. Bởi họ phải hiểu và nhớ hình dáng của nhau thì mới có thể chiến thắng trò chơi này.

Trò chơi bịt mắt đoán thành viên. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Không giới hạn số lượng người chơi hoặc chơi theo đội từ 3 – 5 người

Cách chơi: 

  • Người chơi sẽ được bịt mắt và chỉ được dùng xúc giác hoặc khứu giác để nhận biết người được đưa đến. Trong vòng 3 phút ai đoán đúng được nhiều người nhất thì người đó sẽ giành được chiến thắng. 
  • Nếu chơi theo đội nhóm, thì lần lượt từng người được đoán khác nhau. Đội nào đoán đúng được nhiều thành viên nhất thì đội đó dành chiến thắng.

14. Cosplay tư thế

Trò chơi thú vị sẽ gây ra nhiều tiếng cười bởi những tư thế hài hước của người chơi khi họ thử thách nhau. Đồng thời, trong khi chơi họ cũng phải vận dụng tư duy nhạy bén để ghi nhớ là cosplay lại đối phương.

Số lượng người chơi: Không giới hạn số lượng người chơi

Cách chơi: 

  • Ban tổ chức sẽ mời lên từ 7 – 10 người chơi lên sân khấu. Vị trí đứng của họ sẽ được quyết định bởi phiếu bốc thăm.
  • Sau khi quyết định được vị trí đứng, người đầu tiên sẽ thực hiện động tác của mình. Người thứ hai sẽ có nhiệm vụ cosplay động tác của người đầu tiên, sau đó thực hiện động tác của chính họ. Người thứ ba cho đến người cuối cùng lần lượt thực hiện tất cả các động tác của các thành viên trước họ
  • Nếu người cuối cùng thực hiện được thành công tất cả các động tác trên và cộng thêm động tác của bản thân thì thử thách sẽ xoay vòng đến người đầu tiên. Cứ như vậy, người nào thực hiện sai sẽ bị loại, người nào thực hiện đúng từ đầu đến cuối thì sẽ là người chiến thắng.

15. Cham cham cham 

Cham cham cham là một trò chơi nổi tiếng tại show truyền hình thực tế của Hàn Quốc và được du nhập vào Việt Nam. Trò chơi hứa hẹn sẽ tạo được không khí vui nhộn bởi những tình huống thử thách giữa người chơi với nhau.

Trò chơi cham cham cham. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Chia thành các đội đối kháng nhau, mỗi đội có số thành viên như nhau.

Cách chơi: 

  • Ở mỗi lượt chơi, đội chơi cử ra một người để thi đấu cùng với đội đối kháng. Một đội sẽ sử dụng tay và đội còn lại sẽ sử dụng đầu.
  • Trong khi thành viên sử dụng tay hô “cham cham cham” thì tay người này chỉ về 4 hướng là trên, dưới, trái và phải. Nếu như người chơi đối diện có cùng hướng quay đầu với hướng chỉ tay của người đối kháng thì điểm số sẽ thuộc về người hô khẩu hiệu và ngược lại.
  • Lượt chơi tiếp tục cho đến thành viên cuối cùng.
  • Kết thúc lượt chơi cuối cùng, đội nào dành được nhiều điểm thắng hơn thì đội đó dành chiến thắng.

16. Ai nhanh chân nhất 

Thêm một trò chơi trong danh sách các trò chơi team building không cần đạo cụ mà bạn không thể bỏ qua đó là trò ai nhanh chân nhất. Với luật chơi đơn giản dễ hiểu lại mang tính vận động, trò chơi này sẽ tạo nên không khí vui tươi và náo nhiệt cho chương trình.

Trò chơi ai nhanh chân nhất. Nguồn ảnh: Google

Số lượng người chơi: Không giới hạn

Cách chơi: 

  • Tất cả người chơi xếp thành hình vòng tròn. 
  • Khi bắt đầu trò chơi, tất cả người chơi nắm tay nhau và đi vòng tròn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Vừa đi vừa hát một bài nào đó.
  • Khi quản trò hô số bất kỳ như 7 người, 5 người, … tuỳ vào số lượng người tham gia. Khi đó, người chơi nhanh chóng tìm đồng đội để tạo thành nhóm nhỏ đủ theo số lượng mà quản trò yêu cầu.

Trên đây là top 16+ team building không cần dụng cụ vui nhộn với luật chơi đơn giản và cực dễ tổ chức. Tất cả các trò chơi đều có thể tổ chức tại không gian kín như hội trường hay không gian mở như khu cắm trại hoặc bãi biển, … giúp bạn dễ dàng xây dựng kịch bản cho buổi teambuilding của tập thể. Hãy lựa chọn trò chơi thật thông minh và sắp xếp thật khéo léo để đạt được buổi vui chơi hiệu quả nhé!

Đừng quên, tham khảo Hòa Bình Tourist nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, bài bản, đầy đủ mọi dịch vụ, đặc biệt đối với sự kiện team building gắn kết tình đồng đội. Với phương châm “chất lượng làm nên danh tiếng”, Hòa Bình Tourist tự tin đem đến cho bạn giải pháp sự kiện chất lượng, hiệu quả và vô cùng sáng tạo.