Tết Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau như thế nào?

Tết Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau như thế nào? Việt, Trung, Hàn là ba nước duy nhất thuộc “Vùng văn hóa Á Đông” còn giữ cho mình nét cổ truyền. Tuy vậy, mỗi quốc gia, vùng miền đều có bản sắc riêng biệt của mình, nên họ có những nét văn hóa đặc thù của riêng dân tộc mình.

Tết Nguyên Đán, hay Tết âm lịch là dịp lễ đầu năm mới theo lịch âm (lịch mặt trăng) của các nước Đông Á. Được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng hàng năm, ngày này mọi người ăn mừng một năm đã kết thúc và chúc nhau một năm mới mạnh khỏe, niềm vui và sung túc, phát đạt tài lộc.

Ý nghĩa của Tết cổ truyền

Đối với mỗi người dân Đông Á, những ngày năm mới là để sum vầy, là để quây quần bên nhau đón chào một năm mới đầy ấm áp, và mong cầu tốt đẹp, may mắn sẽ tới. Dù Tết Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam; dù hiện đại hay mang vẻ truyền thống; dù cách thức đón năm mới mỗi nhà có điểm khác, nhưng giá trị thiêng liêng của sự sum vầy bên gia đình vẫn luôn được coi trọng.

Sắc đỏ luôn được các gia đình Trung Quốc ưa thích ăn diện vào Tết Nguyên Đán
Bữa ăn gia đình Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán

Ngoài ra, truyền thống tặng nhau những phong bao lì xì vẫn được coi trọng cho đến tận ngày nay, thay cho lời chúc tài lọc, sung túc vào những ngày năm mới. Việt Nam và Trung Quốc thường lựa chọn bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Còn bao lì xì của người Hàn Quốc thì khá phong phú về màu sắc và cảnhững món quà chứa đựng bên trong.

Bao lì xì của người Hàn đa dạng về chất liệu, màu sắc và quà tặng bên trong
“Bao lì xì” đặc biệt của người Hàn

Điểm khác nhau giữa Tết Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam

Ngoài những nét tương đồng đã được nêu trên, các quốc gia này cũng có những điểm thú vị, riêng biệt của từng vùng miền.

Thủ đô không phải bao giờ cũng là nơi náo nhiệt nhất

Tại Trung Quốc và Hàn Quốc, thủ đô Bắc Kinh và thủ đô Seoul là nơi nhộn nhịp nhất mỗi khi xuân về. Người dân tập trung nơi đó, tổ chức những lễ hội rực rỡ sắc màu với muôn vàn niềm vui ngày đón năm mới.

Ở Việt Nam thì không như vậy, thủ đô Hà Nội vẫn có dáng vẻ trầm ngâm hơn, trái ngược hoàn toàn so với sự náo nhiệt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều du khách nước ngoài còn đặt tên cho Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố không ngủ.

Màu sắc

Tại Trung Quốc, nếu ai đã có cơ hội được trải nghiệm Tết Trung Hoa thì có lẽ sẽ rất ấn tượng bởi sắc đỏ tràn ngập toàn bộ các khu phố, lề đường. Còn ở Việt Nam, ngoài Bắc sẽ có màu đỏ chủ đạo, pha thêm sắc vàng, còn trong miền Nam, màu vàng sẽ có phần chủ đạo hơn.

Bắc Kinh là thành phố nhộn nhịp bậc nhất mỗi khi Tết đến
Tết cổ truyền ở thành phố Bắc Kinh ngập tràn sắc đỏ

Người dân Hàn Quốc thì quan niệm khác. Giống như những phong bao lì xì, trong ngày này, màu sắc trang trí của người dân xứ sở kim chi rất phong phú và sặc sỡ.

Món ăn truyền thống

Là người Việt, chúng ta không còn xa lạ gì với món bánh chưng truyền thống từ thời vua Hùng để lại trong mỗi ngày đón năm mới đến, xuân về. Gia đình quây quần bên nồi bánh chưng là hình ảnh giờ đã không còn phổ biến như khi xưa.

Khác với Việt Nam, người dân Trung Hoa cùng nhau gói sủi cảo trong đêm giao thừa, cùng nhau thưởng thức khi bánh còn nóng hổi và mong rằng sẽ mang lại sự thuận lợi, sung túc trong cả năm.

Ẩm thực Trung Hoa trong những ngày năm mới rất thịnh soạn
Ẩm thực Trung Hoa ngày Tết

Còn với Tết Hàn Quốc, Tteokguk – canh bánh gạo là món ăn không thể thiếu, trong bữa ăn đầu tiên của năm mới cùng với nước xương bò hầm, thịt bò và hành hoa. Những miếng bánh gạo được thái vát, miếng mỏng, hình bầu dục và màu trắng biểu trưng cho sự trường thọ, sự thanh khiết của người và vạn vật trên thế giới.

 Tteokguk là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Hàn Quốc
Những miếng bánh gạo màu trắng, biểu trưng cho sự trường thọ, sự thanh khiết

Trên đây là những đặc điểm khác biệt giữa Tết Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Nếu bạn muốn khám phá ngày Tết ở….Đừng quên HoabinhTourist luôn có những sản phẩm tour du lịch lý tưởng với hành trình đa dạng và giá cả cạnh tranh nhất!